Qua 10 bài viết của 10 tác giả về nhiều chủ đề đa dạng, “Bàn cờ mới” sẽ dẫn dắt người đọc khám phá nhiều khía cạnh khác nhau của mối quan hệ phức tạp giữa AI và quan hệ quốc tế. Bắt đầu bằng việc phân tích tác động tổng thể của AI đối với môi trường đối ngoại và cấu trúc quyền lực toàn cầu, sau đó đi sâu vào vai trò của AI trong cạnh tranh giữa các cường quốc, cũng như ảnh hưởng của nó đối với tương lai của xung đột vũ trang.
Cuốn sách cũng mở rộng phạm vi thảo luận sang các lĩnh vực khác như kinh tế, phát triển bền vững và quản trị toàn cầu. Nhóm tác giả cũng đánh giá cả những cơ hội và thách thức mà AI mang lại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu, cũng như những thách thức mới nổi như bảo vệ chủ quyền dữ liệu quốc gia và ứng phó với các chiến dịch thao túng thông tin.
Đặc biệt, cuốn sách dành sự quan tâm đặc biệt đến vị thế và triển vọng của Việt Nam trong kỷ nguyên AI. Nhóm tác giả phân tích những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, đồng thời đưa ra những gợi ý chính sách cụ thể để đất nước có thể tận dụng tối đa tiềm năng của AI, đồng thời giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.
Bố cục sách:
Với mong muốn cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo toàn diện và cập nhật về AI trong quan hệ quốc tế, cuốn sách này hướng đến đối tượng độc giả đa dạng, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, học giả, sinh viên cùng với tất cả những ai quan tâm đến tương lai của công nghệ trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng của nó đối với trật tự thế giới.
Thông qua cuốn sách này, độc giả sẽ có được cái nhìn toàn diện về vai trò của AI trong việc định hình lại quan hệ quốc tế, đồng thời hiểu rõ hơn về vị thế của Việt Nam trong kỷ nguyên mới – khi công nghệ số và AI đang trở thành những động lực then chốt của sự phát triển và năng lực cạnh tranh quốc gia.