“Đừng tìm việc nữa"
Đó là lời khuyên của Diane Mulcahy, tác giả cuốn The Gig Economy”(tạm dịch là Nền kinh tế “freelancer” ) dành cho các học viên trong lớp MBA của mình về định hướng sự nghiệp tương lai.
“Đây có vẻ là một lời khuyên kỳ quặc cho các sinh viên MBA. Vì mục đích cuối cùng của tấm bằng chính là đưa họ trực tiếp vào các vị trí cao cấp trong các tập đoàn của Mỹ, và mục đích học tập chính của hầu hết các sinh viên là có một công việc tốt. Vấn đề là, các công việc không còn như xưa nữa. Sự tăng trưởng số lượng công việc đang trở nên trì trệ và các công việc toàn thời gian trở nên bất ổn và đầy rủi ro. Các công ty không còn hứa hẹn về sự nghiệp và đảm bảo về lương bổng cho lực lượng lao động.”
Cả các công ty và người lao động đang ngày càng thích thú với xu thế của nền kinh tế “freelancer”, với sự linh hoạt và độc lập trong quá trình làm việc, cách thức làm việc và địa điểm làm việc. Theo điều tra của McKinsey, 20-30% dân số trong độ tuổi lao động làm một loại công việc tự do, và tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng.
Sự chuẩn bị tốt nhất mà tôi có thể dành cho các sinh viên đó là giúp họ định hình suy nghĩ, kỹ năng và các công cụ để thành công trong thế giới mới – thế giới của những người làm việc tự do.
Có 3 lý do chính cho việc “ngưng tìm việc”:
“Khu vực tư nhân nơi đã từng tạo ra công việc toàn thời gian cho nền kinh tế với tốc độ 2-3% mỗi năm. Nhưng trong năm 2000, trong suốt cuộc sụp đổ dot-com, tỷ lệ đó giảm xuống dưới 2%. Trong năm 2008, tỷ lệ đó giảm xuống dưới 1% và duy trì mức thấp lịch sử cho đến tận năm 2015. Larry Katz và Alan Kryeger của tờ Economist khám phá ra rằng tất cả lượng công việc tăng lên của Mỹ trong những thập niên gần đây lại đến từ các hợp đồng làm việc ngắn hạn, không phải công việc toàn thời gian.
Lý do là cỗ máy sản sinh công việc đã ngưng trệ. Các công ty mới (nhưng không nhỏ) thường được tin là sẽ tạo ra thêm công việc mới. Nhưng tốc độ phát triển của các công ty mới đang ở mức thấp nhất trong lịch sử và các công ty đã được thành lập thì tạo ra ít việc hơn. Các công ty startup mặc dù đã từng tạo ra khoảng 3 triệu việc làm mỗi năm ở Mỹ nhưng hiện đã giảm xuống chỉ còn 2 triệu.
Thay vì tạo ra việc làm, các công ty đang tách “việc làm” ra thành các “công việc”. Ví dụ như số lượng các vị trí “nhà báo” toàn thời gian đang giảm xuống, và số lượng các “cộng tác viên” tin tức đang tăng lên. Tương tự, vị trí giám đốc marketing đang chuyển dần sang các công việc được thực hiện bởi một nhà thầu mạng xã hội, một công ty chuyên về PR hoặc một nhà tư vấn chiến lược Marketing. Những thứ từng là “việc làm” nay trở thành các “công việc” trong nền kinh tế “freelancer”.”
“Thay vì ưu tiên cho các nhân viên toàn thời gian, nhiều doanh nghiệp đang “tránh né” chúng, tìm cách xây dựng mô hình kinh doanh và hoạt động với càng ít nhân viên “cứng” càng tốt.
Các nhân viên toàn thời gian là nguồn lao động đắt đỏ và kém linh hoạt, đó là lý do họ ngày càng kém hấp dẫn dưới mắt các tập đoàn ở Mỹ và các Startup ở thung lũng Silicon. Các nhà hoạt động chính sách đã và đang kéo dài một cơ cấu thị trường lao động lỗi thời mà trong đó các công ty phải trả mức thuế cao ngất cho các nhân viên toàn thời gian và phải cung cấp các ưu đãi và đảm bảo “chỉ” cho các nhân viên toàn thời gian, điều đó có nghĩa là chi phí thuê một nhân viên lâu dàì tốn hơn khoảng 30-40% so với thuê một người làm việc tự do. Nên không phải tự nhiên mà xu thế thuê các nhân viên “bán thời gian” và các hợp đồng thầu, tự động hóa và thuê ngoài đang lan rộng và phát triển.
Nhưng dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là các vị trí toàn thời gian sẽ biến mất hoàn toàn. Sẽ luôn luôn cần một nhóm nhỏ những người lao động chủ chốt, tài giỏi và các vị trí quản lý toàn thời gian để đảm bảo chất lượng, sự thống nhất và liên tục của công ty. Tuy nhiên bên ngoài cái cốt lõi đó, Các công ty phải đối mặt với nền kinh tế và thị trường mạnh mẽ ép buộc duy trì lượng nhân viên toàn thời gian ở mức thấp.
Chiến lược mà sinh viên của tôi nên theo đuổi là chuẩn bị để trở thành một người lao động tự do, không phải là một nhân viên toàn thời gian.”
“Công việc “lâu dài” không còn được đảm bảo, và mức lương cao, ưu đãi hậu hĩnh cộng với đảm bảo về hưu trí vốn thường đến từ các công việc toàn thời gian đang giảm xuống hoặc biến mất. Gần 70% người Mỹ không còn gắn bó với công việc của họ, theo Gallup. Ngược lại, theo các khảo sát gần đây của McKinsey trên 8000 người lao động cho thấy, những người làm việc tự do hài lòng hơn ở gần như tất cả các góc độ công việc so với các nhân viên. Survey của Future Workspace/Field Nation trên 959 freelancer cho thấy 74% muốn tiếp tục là lao động tự do và không có ý định trở lại làm việc toàn thời gian. Tính chất của nền kinh tế “freelancer” là quyền lựa chọn, quyền tự trị, sự linh hoạt và chủ động điều khiển, những cái mang lại sự hài lòng cho người lao động, nhưng các nhân viên toàn thời gian thường thiếu.”
Như vậy “để tạo ra một sự nghiệp chủ động và hài lòng hơn” hãy “tập trung tạo ra những công việc “tuyệt vời”, thay vì một việc làm “tốt.”
“Nhưng Mặc dù tốc độ phát triển của nền kinh tế “freelancer” đang ngày càng nhanh chóng, các chương trình học lại thích ứng một cách chậm chạp. Thay vì giúp đỡ học viên tạo ra một danh mục kỹ năng đa dạng cho freelancer, họ lại tiếp tục cung cấp các công việc thực tập toàn thời gian hay các công việc truyền thống từ một nhà tuyển dụng đơn độc. Những người theo đuổi các công việc dạng hợp đồng, dự án hay tự do đang bị bỏ mặc để tự tìm kiếm hoặc tạo ra các cơ hội cho bản thân.”
Tất cả cần phải được thay đổi!”
Trạm Đọc
Nguồn: Harvard Business Review / Long Gà dịch