Một cuốn sách về căng thẳng tích cực
Một cuốn sách về căng thẳng tích cực
Nếu biết cách chuyển hóa những căng thẳng trong đời sống hằng ngày, bạn sẽ biến những áp lực cuộc đời thành một viên kim cương sáng đẹp nhất.

Không phải ngẫu nhiên mà mọi người nói rằng, tuổi 20 là đại lộ của những trái tim tan vỡ.

20 tuổi, là quãng thời gian bạn chuyển mình từ việc học sang việc làm. Với tâm thế của một nhân sự mới, bạn sẵn sàng đưa hết sự nhiệt huyết vào mọi việc bạn làm.

Nhưng ngọn lửa cháy lớn thì lại chóng tàn, bạn bắt đầu chệnh choạng với những va vấp đầu tiên trong đời và dần dà bạn hoài nghi về ước mơ cũng khát khao hồi mới bước vào đời.

Sự non trẻ của tuổi 20 khiến bạn cảm thấy căng thẳng và muốn từ bỏ mọi thứ. Nhưng chúng ta đâu thể mãi là những đứa trẻ, vũ trụ xoay vần và bạn cũng phải lớn. Bạn phải làm quen và chấp nhận đương đầu với những căng thẳng, áp lực trong thế giới của người trưởng thành.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang dạo chơi trong một khu rừng. Bất ngờ, bạn thấy một con gấu đang đứng trước mặt bạn, và nó dường như cảm thấy bị đe dọa. Trong tình huống này, cơ chế chiến hay chạy sẽ xuất hiện.

Bạn có thể thấy con gấu là con đực và có thể đang bảo vệ lãnh thổ của mình. Trong trường hợp này, bạn quyết định giữ vững vị trí của mình và thể hiện sự tự tin bằng cách nâng cao đứng thẳng, mở rộng tầm nhìn và lấy vẻ đe dọa bằng cách giương giậu lên và kêu lớn để cảnh báo con gấu biết rằng bạn không dễ bắt nạt.

Hoặc bạn có thể thấy con gấu rất lớn và đáng sợ, với khả năng tấn công mạnh mẽ. Trong trường hợp này, cơ chế chạy trốn sẽ là lựa chọn hợp lý hơn. Bạn có thể bắt đầu di chuyển chậm và không thể hiện bất kỳ hành động đe dọa nào. Sau đó, bạn chạy xa khỏi con gấu để tìm nơi an toàn.

Đây chính là cơ chế “CHIẾN HAY CHẠY”. Trong cuộc sống thường nhật, vào những khoảnh khắc phải đối diện với căng thẳng, bạn sẽ vô thức có những cảm xúc, suy nghĩ trong tâm trí để làm “rối” quyết định của mình nên chiến hay nên chạy.

Bây giờ, hãy quay về câu chuyện của tâm lý con người. Khi đối diện với căng thẳng trong đời sống bạn nghĩ rằng chiến hay chạy sẽ là một cách hay? 

Trong “Một cuốn sách về căng thẳng tích cực” đã chỉ ra rằng đây không phải là một câu hỏi đúng. Bởi chiến hay chạy không phải là chiến lược duy nhất của cơ thể chúng ta.

Giống như sự tiến hóa của loài người, phản ứng với căng thẳng cũng giúp ta tiến hóa. Căng thẳng có thể kích hoạt nhiều hệ sinh học, mỗi hệ hỗ trợ một chiến lược giải quyết khác nhau.

Phản ứng với căng thẳng của bạn sẽ không chỉ giúp bạn thoát khỏi căn nhà đang cháy mà còn giúp bạn giải quyết các thử thách, kết nối với những nguồn hỗ trợ trong xã hội và rút ra bài học kinh nghiệm. 

Nếu biết cách chuyển hóa những căng thẳng trong đời sống hằng ngày, bạn sẽ biến những áp lực cuộc đời thành một viên kim cương sáng đẹp nhất.

Và với “Một cuốn sách về căng thẳng tích cực”, bạn sẽ được Tiến sĩ Kelly McGonigal chỉ cho cách nuôi dưỡng tư duy đón nhận căng thẳng và kích hoạt khả năng tự nhiên của bộ não để học hỏi từ những trải nghiệm đầy thử thách với 2 phần nội dung: suy nghĩ lại về căng thẳng và chuyển hóa căng thẳng.

Trạm đọc

Tags: