Các nhà quản lý y tế cộng đồng đã ngay lập tức tán thành với ý tưởng này. Khoảng vài chục năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng nỗi cô đơn, khi không được chữa trị sẽ không chỉ gây ra đau đớn về mặt tâm lý mà còn hình thành nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Những nghiên cứu về y học đã cho thấy nỗi cô đơn và sự cô lập với xã hội có liên quan đến bệnh tim, ung thư, trầm cảm, ung thư, tiểu đường và cả tự sát. Vivek Murthy, cựu thư ký hiệp hội Phẫu thuật Hoa Kỳ nói rằng cô đơn “liên quan đến giảm tuổi thọ tương đương với việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày và thậm chí nó còn có nguy cơ lớn hơn tới bệnh béo phì.”
Nhưng liệu rằng nỗi cô đơn, giống như nhiều người đang lên tiếng cảnh báo, là “một dịch bệnh”?
Tôi không tin là như thế, và tôi cũng không tin rằng nó có thể giúp đỡ bất kì ai nếu chúng ta coi nó là dịch bệnh. Ngắt kết nối xã hội là một chuyện nghiêm trọng, nhưng nếu chúng ta cứ hoảng sợ trước tác động của nó, thì càng khó đối đầu với nó hơn.
Nỗi lo âu về sự cô đơn là một trong những thuộc tính cơ bản của xã hội hiện đại. Ngày nay, có hai nguyên nhân chính khiến chúng ta lo âu. Một là khi các nền văn minh trên khắp thế giới đã ủng hộ một văn hóa theo “chủ nghĩa cá nhân”. Ngày càng nhiều người sống độc thân và già đi một mình nhiều hơn bao giờ hết. Những chính sách xã hội tân-tự-do đã biến những người lao động thành lao động tự do theo thời vụ, và khi mất việc cuộc sống của họ sụp đổ nhanh chóng. Công đoàn, nghiệp đoàn, các tổ chức địa phương và các nhóm tôn giáo các tổ chức xã hội truyền thống đang ngày càng suy giảm liên tục. Dần dần, nó biến tất cả chúng ta cảm thấy như bản thân đang được ở trong thế giới riêng của mình.
Nguyên nhân thứ hai có thể là sự phát triển của công nghệ, bao gồm điện thoại thông minh, truyền thông và Internet. Một thập kỷ trước, những công ty như Facebook, Apple và Google cam kết rằng sản phẩm của họ sẽ giúp tạo ra các cộng đồng và những mối quan hệ đầy ý nghĩa. Thay vào đó, chúng ta đã và đang sử dụng hệ thống truyền thông để làm sâu thêm những chia rẽ đang tồn tại, ở cấp độ cá nhân và cả cấp độ nhóm. Chúng ta có thể có hàng nghìn “bạn” và “người theo dõi” trên Facebook và Instagram, nhưng với những mối quan hệ người với người, hóa ra là chẳng có gì thay thế được việc xây dựng bằng những cách cổ điển và trực diện.
Trong ánh sáng của hai xu hướng này, thật dễ dàng để tin rằng chúng ta đang trải qua một dịch bệnh cô đơn. Bằng chứng là trong một bài báo trên tạp chí xã hội học có một báo cáo khẳng định rằng năm 2004, cứ bốn người Mỹ lại có một người cảm thấy không có ai để họ có thể tâm sự, so với tỷ lệ 1/10 so với những năm 1980. Nhưng các số liệu về nỗi cô đơn thường mâu thuẫn và phức tạp, một phần là vì có rất nhiều cách khác nhau để đo lường hiện tượng này. Nhưng điều rõ ràng là những chỉ số về sự cô đơn được trích dẫn bởi những người cho rằng chúng ta đang đối đầu với một đại dịch là những ngoại lệ. Ví dụ, một tập hợp số liệu thống kế xuất phát từ nghiên cứu những người độc thân nói rằng họ cảm thấy “bị bỏ rơi” hoặc “bị cô lập” hoặc thiếu “người đồng hành”. Đó là một con số cực nhỏ và chắc chắn không phải là cái mà chúng ta muốn các bác sĩ dùng vào công việc của họ.
Một lý do chúng ta cần phải cẩn thận về cái cách mà chúng ta đo lường và đối phó với sự cô đơn, như nhà tâm lý học của Đại học Chicago, John Cacioppo cho rằng, một cảm giác cô đơn thường xuyên và tạm thời có thể là lành mạnh và hiệu quả. Đó là một tín hiệu sinh học cho thấy chúng ta cần xây dựng thêm các liên kết xã hội mạnh mẽ hơn.
Giáo sư Cacioppo đã dành hầu hết sự nghiệp của mình để ghi lại sự nguy hiểm của nỗi cô đơn. Nhưng điều đáng chú ý là ông dựa vào các con số thống kê của chính mình nhiều hơn là những thống kê trên. Một trong những bài áo của ông từ năm ngoái đã báo cáo rằng 19% người Mỹ nói họ cảm thấy cô đơn suốt cả tuần trước khi làm khảo sát và ở Anh có tới 6% người lớn nói rằng hầu hết thời gian họ cảm thấy cô đơn. Đây là những con số đáng quan ngại nhưng giáo sư Cacioppo, là một trong những người đi đầu trong việc ủng hộ chữa trị nỗi cô đơn, đã viết “để gọi nó là một dịch bệnh sẽ tạo ra nguy cơ làm nó bị hạ mức độ nguy cấp”.
Đặc biệt, việc cường điệu vấn đề lên có thể làm khó việc tập trung vào những người cần trợ giúp nhiều nhất. Khi Anh công bố Bộ mới, các viên chức khẳng định rằng tất cả mọi người, trẻ hay già, đều có nguy cơ cô đơn. Ở những nơi như Mỹ và Anh, những người nghèo, người thất nghiệp, người di cư là những người phải chịu đựng nhiều nhất từ sự cô đơn. Cuộc sống của họ bất ổn và các mối quan hệ của họ cũng vậy. Khi họ cảm thấy cô đơn, họ ít có khả năng nhận được hỗ trợ xã hội hoặc y tế đầy đủ.
Tôi không tin rằng chúng ta có một dịch bệnh cô đơn. Nhưng hàng triệu người phải chịu đựng việc bị mất kết nối xã hội. Dù họ có hay không một bộ trưởng bộ cô đơn, họ xứng đáng nhận được nhiều chú ý hơn những gì chúng ta đang mang lại.