Tôi thường thấy một anh chàng mở nhiều tab trên máy tính tính cùng một lúc, loanh quanh tìm một bài báo đọc và 2 phút sau lại click sang tab khác. Một cô nàng đang đọc sách nhưng đầu cứ suy nghĩ mông lung, đưa tay vớ lấy chiếc điện thoại vội vàng check news feed hôm nay có gì mới cập nhật. Xã hội ngày càng hiện đại nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể làm nhiều việc trong cùng một lúc. Hãy để tôi lấy cho bạn một ví dụ: Nếu tay trái của bạn vẽ hình tròn thì xu hướng tay phải của bạn cũng sẽ vẽ hình tròn, chúng ta sẽ dễ dàng phân tâm và bộ não không đủ khả năng xử lý đa nhiệm như bạn nghĩ. Ấy thế nhưng cơn nghiện xử lý đa nhiệm (tức xử lý nhiều việc trong cùng một lúc - multitasking) đang khiến nhiều người bối rối, loay hoay tìm cách từ bỏ.
Tôi nói đúng chứ? Dù bạn thành tâm đọc bài viết này, bạn có thể cứ sa vào nhiều nhiệm vụ trong ngày hôm nay. Hầu hết chúng ta đều như vậy. Nhiều người nghĩ đó là điều hiển nhiên để khiến ta bận rộn.
Nhưng trong cùng một thời điểm, tất cả chúng ta đều biết rằng, đa nhiệm thực sự không hề hiệu quả. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã hướng trọng tâm chú ý của con người đến một lời kết luận thỏa đáng: đa nhiệm gây tác động tiêu cực đến bộ não của bạn.
Hay nói đơn giản hơn: bạn sẽ có thể trở nên ngớ ngẩn, loãng trí hơn nếu cứ tiếp tục thực hiện nhiều công việc như thế. Có vẻ nghiên cứu không thực sự khiến bạn hài lòng nhưng thử xem điều gì ẩn dấu tiếp theo.
Cộng vào đó, chỉ riêng với nền kinh tế Hoa Kỳ đã có đến 650 tỷ đô la bị lãng phí chỉ vì đa nhiệm. Và câu hỏi đặt ra là: Tại sao, điều gì khiến cho việc ngừng lại mọi thứ lại khó khăn đến như vậy?Tất cả những ảnh hưởng tiêu cực của tính đa nhiệm không hề hiện hữu trước mắt ta, tôi nghĩ như vậy.
Nếu có một ai đó nói với bạn rằng: "Doanh nghiệp của chúng ta tiêu tan vì tính đa nhiệm đó."
Chúng ta nghĩ: "Chắc chắn rồi."
Hoặc là: "Đa nhiệm giết bộ não của chúng ta."
Chúng ta nghĩ: "Tôi vẫn đang ở đây nghe những lời anh nói, đúng không? Não tôi vẫn hoạt động ngon lành."
Chúng ta cứ đọc nó và tiếp tục hành động đa nhiệm xuyên suốt cuộc đời của mình. Thái độ của chúng ta vẫn chẳng hề thay đổi.
Tất cả mọi thứ chỉ là giả thiết, nhưng mọi thứ có thể xảy ra. Nhưng nếu tôi nhấn mạnh bảo với bạn rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn BÂY GIỜ thì khi nào bạn ngừng cái thói hư "làm 1 triệu thứ" trong cùng một thời điểm đi?
Đầu tiên, tôi có một vài câu hỏi cho bạn:
1. Bạn có cảm thấy bồn chồn?
2. Bạn có cảm thấy sự hối thúc để tóm lấy chiếc smartphone 5 phút 1 lần?
3. Bạn có cảm thấy quá khó để tập trung vào một thứ?
4. Mối quan hệ của bạn có bị tổn thương từ thái độ sao lãng của bạn?
5. Công việc của bạn có bị ảnh hưởng bởi sự phân tâm đó?
Nếu câu trả lời của bạn là 5 "Có", tôi xin đưa ra một nhận định thẳng thắn rằng: BẠN LÀ MỘT KẺ NGHIỆN
Tôi không đùa, tôi cực kì nghiêm túc. Và nếu bạn có đọc đến đây xin đừng phân tâm, cứ tiếp tục nghe tôi nói. Thật không bình thường cho lắm nếu bạn cứ bị phân tâm mãi hoặc cảm thấy mình như bị xúi giục vào vòng quay điên cuồng.
Chẳng có gì bất thường nếu bạn cứ 5 phút thì check mail 1 lần? Hay sẵn sàng gửi một tin nhắn đi dù bạn đang làm gì đi nữa? Hoặc đọc báo 10 phút/ lần? Tại sao bạn cần tất cả những thứ trên phải cùng lúc vận động như một cỗ máy?
Tôi đoán bạn sẽ chẳng có câu trả lời nào đáng tin cậy ở đây. Chí ít, tôi đã không từng như vậy. Tất cả những ví dụ tôi đưa đều xuất phát từ câu chuyện đời thực của mình, không bịa đặt, không nói láo.
Tôi đã từng cảm thấy lo lắng, như thể tôi đang bỏ sót điều gì đó. Tôi cứ luôn suy nghĩ:
+ Không biết có email nào mới mà tôi chưa trả lời hay không?
+ Tôi nên gửi tin đi cho ai bây giờ?
+ Cô ấy hiện không biết đang làm gì?
+ Có tin mới gì trên báo không biết?
+ Điều gì đã xảy ra với công ty A ngày hôm qua vậy nhỉ?
Những suy nghĩ ấy cứ thoắt ẩn thoắt hiện trong đầu suốt ngày. Suốt buổi tiệc, suốt bữa sáng, bữa trưa, bữa tối, lúc làm việc khi nghỉ ngơi và ngay cả khi làm chuyện ấy. Tôi cứ luôn bị ám ảnh mãi với vô số thứ cùng một thời điểm. Tôi không biết phải làm cách nào có thể phanh gấp chúng và quẳng chúng sang một bên để tôi được yên.
Chất lượng cuộc sống sẽ trở nên tồi tệ nếu bạn cứ trở thành nô lệ của sự phân tâm, mất tập trung. Nhưng có một điều, tôi tin rằng bạn sẽ không trở thành nô lệ của bất cứ thứ gì nếu tâm trí của bạn hoàn toàn tập trung, và không bị đá văng ra khỏi quỹ đạo.
Với cơn nghiện đa nhiệm, tâm trí bạn phải kiểm soát thái độ của bạn.
Tại sao tôi ngừng lại?
Nếu bạn đã quen với việc làm nhiều việc trong cùng một lúc, nó thực sự khá thử thách để ngừng lại. Bạn cần một lý do đủ thuyết phục, và lý do khiến tôi ngừng lại khá đơn giản: THỜI GIAN.
Steve Jobs từng nói:
Điều tôi đam mê trong cuộc sống không hề tốn bạc. Nó khá rõ ràng rằng thứ quý giá nhất mà chúng ta đều có là THỜI GIAN.
Bạn cứ nghĩ rằng đa nhiệm sẽ giúp mình tiết kiệm thời gian, nhưng hoàn toàn ngược lại. Mỗi khi bạn chuyển đổi các nhiệm vụ, mất khoảng 20 phút để tập trung trở lại công việc ban đầu. Nó còn tăng nữa, nhanh chóng.
Bởi tôi không muốn lãng phí thời gian của mình thêm nữa, tôi đã ngừng đa nhiệm ngay lập tức.
Một trong những cuốn sách về thói quen mà tôi thích nhất là: Daily Rituals của Mason Currey. Nếu bạn không biết cuốn sách ấy, tôi xin tiết lộ: đó là bộ sưu tập những thói quen làm việc của những con người vĩ đại nhất trong lịch sử. Bạn có thể đọc những tấm gương như Nikola Tesla, Benjamin Franklin, Ayn Rand và hơn 160 người khác nữa.
Một điểm chung cho hầu hết những người trong cuốn sách ấy là họ đều xoay sở để dành thời gian cho công việc không bị gián đoạn. Hoặc khác, bạn sẽ có thể hoàn thành công việc ra sao? Điều đó hoàn toàn không thể.
Họ đi bộ một đoạn dài, đóng cửa văn phòng vài giờ cùng một thời điểm và có những thói quen làm việc mang tính kỉ luật. Họ làm những điều ấy để được một mình với suy nghĩ, để tìm thấy sự an yên và tập trung giải quyết mọi vấn đề.
Khi chúng ta đã vào vòng kỉ luật, chúng ta sẽ không còn làm nhiều việc trong cùng một lúc nữa. Hoặc nếu dành thời gian cho việc bạn đam mê, bạn sẽ dần loại bỏ sự đa nhiệm trong tâm trí. Chẳng hạn, khi bạn có cuộc nói chuyện thú vị với ai đó, bạn có nỡ check tin nhắn khi cuộc chuyện trò đang độ say sưa?
Cơn nghiện nào cũng có thể bỏ được, nhưng đã gọi là nghiện thì không có loại thuốc chữa nào hữu hiệu bằng "Thay đổi thái độ trở nên tích cực hơn", Hãy bắt đầu bằng những thứ sau:
+ Đi bộ một giờ mà không đưa điện thoại, laptop, máy tính bảng theo...
+ Dành một tuần trong phòng không internet
+ Đặt tất cả các thiết bị điện tử ra ngoài và chỉ dành thời gian đọc sách
+ Đi câu cá
+ Chơi món thể thao bạn thích
+ Nghỉ trưa
+ Viết một bài báo
+ Nghe một album nhạc từ đầu đến khi kết thúc.
+ Viết một bài thơ cho ai đó bạn thích
+ Làm những điều vĩ đại
Hãy cứ sáng tạo. Bởi những hoạt động này không hề vô não mà chúng còn kích thích và khuyến khích não hoạt động hiệu quả hơn. Tâm trí trở nên mạnh mẽ hơn nếu bạn tiếp tục để não nghỉ ngơi và tập trung.
Nếu tâm trí tôi có thể nhận thức được điều đó, con tim tôi có thể tin nó thì tôi có thể đạt được nó.
Nào, bây giờ hãy phải tin vào nó và hét to cho tâm trí nghe MỘT NHIỆM VỤ TRONG MỘT THỜI ĐIỂM.