Israel - Phượng hoàng lửa bay ra từ cái chết để nhảy múa vũ điệu cuộc sống
Israel - Phượng hoàng lửa bay ra từ cái chết để nhảy múa vũ điệu cuộc sống
Nếu như chỉ cần đọc hai cuốn sách để có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện nhất về Do Thái, thì đây là hai cuốn bạn nhất định phải đọc: "Miền đất hứa của tôi" - một góc nhìn của người con Do Thái và 'Từ Beirut đến Jerusalem" - một góc nhìn khách quan từ vị khách đến từ nước Mỹ.
Tôi dành trọn một tối để đọc cuốn: “Miền đất hứa của tôi – Khải hoàn và bi kịch của Israel” (Ari Shavit). Hơn 500 trang sách, dày đặc thông tin được xử lý cực tốt bởi một nhà báo chuyên nghiệp - nhưng lại có cách viết của một nhà văn có tầm cỡ. Phải nói là cuốn sách đã làm tôi cực kỳ kinh ngạc. Sau đó, tôi tìm đọc thêm cuốn “Từ Beirut đến Jerusalem” của nhà báo Thomas Friedman, cũng kì công và ấn tượng không kém. Hai cuốn sách đã làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn và ấn tượng của tôi về đất nước Israel.

Gần đây, cơn sốt “trí tuệ Do Thái” bùng nổ với việc học tập người Israel từ dạy con đến làm nông nghiệp, đến lối sống. Thế nhưng, rất ít người Việt thực sự hiểu rõ về đất nước này. Tôi cũng vậy, cho tới khi đọc “Miền đất hứa của tôi” và “Từ Beirut đến Jerusalem”.

Nếu như chỉ cần đọc hai cuốn sách để có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện nhất về Do Thái, thì đây là hai cuốn bạn nhất định phải đọc: một góc nhìn của người con Do Thái, một góc nhìn khách quan từ vị khách đến từ nước Mỹ.

Bộ đôi tái hiện tỉ mỉ một dân tộc Do Thái, không giống bất cứ dân tộc nào khác. Họ sống cận kề với hiểm nguy. Họ tới từ cõi chết và luôn bị cái chết vây quanh, nhưng họ vẫn tạo nên một quang cảnh sống ngoạn mục.

 

Một dân tộc nhảy múa vũ điệu cuộc sống tới tận cùng.

 

 

 

Thân phận lưu vong suốt 1800 năm

Nếu ai đã từng đọc văn học kinh điển châu Âu thời kỳ Trung cổ, Phục hưng, thậm chí cả thời kỳ Khai sáng,

đều có thể nhận thấy hình ảnh xấu xí về người Do Thái. Trong Ivanhoe, trong “Người lái buôn thành Venise”, có thể thấy người Do Thái bị khinh bỉ, bị lăng nhục, bị đối xử tồi tệ còn hơn con vật, dù họ có giàu có cỡ nào.

Truy lại nguồn cơn, người Do Thái đã bị kết tội lưu đày vĩnh viễn, không có tổ quốc, không chốn dung thân – vì tội phản Chúa, vì tội đóng đinh con Chúa lên cây thập giá. Không kể hết những khổ đau mà dân Do Thái đã chịu đựng, nhưng cũng qua khổ đau ấy, dân tộc này đã cho cả thế giới thấy sức mạnh trí tuệ cũng như tinh thần của họ. 

Trải qua 1800 năm, số phận con dân Do Thái chưa bao giờ thực sự bình an, cho tới ngày một nhóm tinh hoa của tộc người này quyết định tìm đường trở về đất Thánh – về nơi khởi nguồn của họ: Palestine.  

Kết quả hình ảnh cho chúa bị đóng đinh trên cây thánh giá

Năm 1897, chiếc tàu hơi nước đưa 21 lữ khách sang trọng từ Anh quốc và châu Âu cập bến Palestine. Trong đó có nhiều người Do Thái sinh ra lớn lên ở châu Âu, thuộc tầng lớp tinh hoa, giàu có, học thức. Họ theo “chủ nghĩa Zion” (chủ nghĩa phục quốc Do Thái), đang tìm đường về cố hương.

Vào thời điểm đó, trên thế giới có khoảng 11 triệu người Do Thái: gần 7 triệu tại Đông Âu, 2 triệu ở Tây và Trung Âu; 1,5 triệu tại Bắc Mỹ, còn lại ở rải rác khắp thế giới. Ở Nga, họ bị ngược đãi. Ở Ba Lan, họ bị phân biệt đối xử. Ở các nước Hồi giáo, họ sống như công dân hạng hai. Thậm chí ngay ở Mỹ, Pháp, Anh, sự ngược đãi họ được xem là hợp pháp.

Lastman,_Pieter_-_Abraham's_Journey_to_Canaan_-_1614

Tương lai sẽ tồi tệ hơn quá khứ. Trong nửa thế kỷ tới, một phần ba số người Do Thái sẽ bị giết. Hai phần ba số người Do Thái ở châu Âu sẽ bị xóa sổ. Bi kịch khủng khiếp nhất của người Do Thái đang đến gần.

Vì vậy, chuyến đi của 21 lữ khách này đại diện cho một nhu cầu cấp thiết: đòi Palestine lại cho người Do Thái. Dải bờ biển nhô cao này có thể là sự cứu giúp duy nhất của họ. Nếu muốn sống sót, người Do Thái phải được biến đổi từ một dân tộc phiêu bạt sang một dân tộc có chủ quyền. Họ cần có Đất Thánh.

Đất Thánh

Hành trình đặt viên gạch đầu tiên, khởi đầu từ công xã Degania (1909) quy mô nhỏ, thân thiện, với tiêu chí tôn trọng nhu cầu và tự do cá nhân. Tới năm 1921, là bản hùng ca về Công xã Ein Harod – khi những người Do Thái trẻ tuổi đương đầu với thử thách vô cùng khắc nghiệt: “Khi di cư tới đất này, chúng tôi đơn độc. Chúng tôi phải tạo dựng cuộc sống của mình, tìm ra nguồn suối nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho cuộc sống mới của chúng tôi”(Miền đất hứa của tôi).

Những giáo sĩ Do Thái của Ein Harod có khái niệm mạnh mẽ về chủ nghĩa tích cực, điều làm nên tinh thần của nhà nước Do Thái sau này. Nó hàm nghĩa sự thực hành các giá trị cách mạng trong cuộc sống hàng ngày. Là cuộc nổi dậy của người Do thái chống lại số phận bi thương. Là nỗ lực của người Do Thái chống lại sự quên lãng.

Chính trong những năm tháng ấy, thế giới chuyển động dữ dội và cuộc tàn sát người Do Thái bắt đầu: “Chỉ trong năm 1942- 2,7 triệu người Do Thái bị Đức quốc xã giết. Trong vòng 12 tháng, cứ sáu người Do Thái trên thế giới có 1 người bị giết và cứ 4 người Do Thái ở châu Âu thì có một người chết vì đói ăn, bị bắn, bệnh tật hoặc hơi ngạt”.

Hiện thực nghiệt ngã ấy vẫn không thể bẻ gẫy được ý chí Do Thái. Gutman, một diễn giả đã viết: “Mỗi chàng trai Do Thái trên đất Israel có giá trị bằng 10 người, vì chúng ta đã mất các cộng đồng Do Thái lớn gấp 10 lần cộng đồng Do Thái ở Palestine. Trong thực tế đen tối này, chính các bạn, thế hệ lao động trẻ – phải tiếp tục nỗ lực của các nhà lập quốc và là ngọn đuốc dẫn đường, đưa ánh sáng tới với sự hồi sinh của dân tộc trên đất quê hương”. Thế hệ kế tiếp được đào tạo song hành với tập chiến đấu, là đọc văn học, chơi và nghe nhạc cổ điển thảo luận kinh tế chính trị và tư tưởng Zion. Đọc Tagore, Gandhi, Zweig …

Kết quả hình ảnh cho người do thái bị đàn áp

Chương “Vườn cam” trong cuốn “Miền đất hứa của tôi” là một chương tràn đầy cảm hứng về khởi đầu của nền nông nghiệp Israel huyền thoại sau này. Việc chăm sóc cam, thu hoạch và đóng gói: được thực hiện như một nghi lễ, vô cùng tỉ mỉ, kỹ lưỡng, trau chuốt từng tí. Chỉ 6 năm kể từ khi mua mảnh đất cằn cỗi, họ đã biến thành một khu rừng cam. Thập niên 1940, Palestine trở thành cường quốc xuất khẩu cam hàng đầu thế giới. Hơn một nửa thuộc sở hữu của người Do Thái.

 

Nhà nước Israel ra đời – 1948 và mối tương quan với các quốc gia khác

“Người Do Thái bị đối xử tồi tệ hơn động vật. Họ là hạ đẳng, không là gì, là con số không. Và bây giờ, họ là thực thể người. Họ đã chiến đấu và chiến thắng » (Giáo sư Sternhell). Người Do Thái quật cường trong mọi hoàn cảnh. Họ đã có nhà nước riêng của mình. Trong sự tàn khốc của nạn diệt chủng, những người mẹ vẫn dạy con toán, tiếng Latin, lịch sử, âm nhạc. Họ sống mà không nhắc lại quá khứ. “Hãy im lặng, giờ chúng tôi đang xây dựng một quốc gia. Đây không phải lúc để nhớ, mà là lúc để quên. Tập trung mọi sức mạnh vào tương lai”.

Kết quả hình ảnh cho nhà nước israel

Và chỉ từ 1950 – 1959, GDP của Israel tăng 165%. Vào năm1957 : tỉ lệ người Israel sở hữu nhà cao nhất thế giới. Cứ 4 ngày thì xây được 1 khu định cư mới. Họ cũng sở hữu sức mạnh quân sự với vũ khí hạt nhân và nhiều loại vũ khí tối tân. Nếu năm 1897, người Do thái ở Palestine chiếm 0,4% dân Do Thái trên thế giới thì bây giờ chiếm 45%. Dự kiến tới năm 2025, đa số người Do Thái sẽ là dân Israel.

Sự hình thành và phát triển của nhà nước Israel cũng được Thomas Friedman đề cập chi tiết trong phần 2 cuốn sách “từ Beirut đến Jerusalem”.

Cho tới giờ phút này, Israel vẫn đối mặt bảy vòng tròn đe dọa: Hồi giáo, Ả rập, Palestine, nội bộ, tinh thần, đạo đức và bản sắc. Chưa kể các lực lượng ủng hộ họ yếu đi (phương Tây suy thoái, khả năng ngăn chặn vũ khí hạt nhân yếu đi). Chủ nghĩa cuồng tín Hồi giáo gia tăng.

Trong cuốn “Từ Beirut đến Jerusalem”, tác giả Thomas Friedman đã khắc họa sâu sắc mối tương quan giữa Israel và các quốc gia, vùng lãnh thổ, lực lượng khác.

Ở phần đầu cuốn sách: Beirut, Friedman đã tái hiện một cách sống động về cuộc nội chiến của người dân Liban. Từ lịch sử cuộc nội chiến, những xung đột nội bộ gay gắt đến chi tiết nước Mỹ nhảy vào cuộc chiến này bằng cách nào và diễn biến ra sao đều được ống kính phóng viên của ông thu trọn. Người Do Thái phải đấu tranh với nhiều thế lực và nhiều khó khăn hơn những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng.

Thế nhưng, sức mạnh của dân tộc Do Thái chính là ở sự gắn kết không thể chia rẽ. Như tác giả Ari Shavit viết : “Israel là trẻ mồ côi, không có vua, không có cha. Không quá khứ, không tương lai, không quyền hành. Cùng là trẻ mồ côi, ta gắn bó với nhau vì vậy.”

 Trạm Đọc.

Tags: