Internet và sự trỗi dậy của đám đông đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm
Internet và sự trỗi dậy của đám đông đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm
Lí do Internet khiến con người ngày càng ngu đi và tại sao chính bạn lại không nhận ra điều đó! Duy nhất trên Trạm, trích dẫn chương 1 cuốn sách "Head in the Cloud"
Vào ngày 19/4/1995, một tên cướp đột nhập hai ngân hàng Pittsburgh giữa ban ngày ban mặt. Không ai có thể lờ đi một tên cướp cao 170 cm và nặng tầm 120 kg.

Máy quay an ninh đã ghi lại được gương mặt không mang mặt nạ của hắn rõ nét và hành động hắn cầm một cây súng chĩa về phía nhân viên thu ngân. Cảnh sát cho chiếu cảnh quay trên bản tin địa phương lúc 11 giờ trưa. Manh mối đến ngay trong vòng vài phút và chỉ sau nửa đêm, cảnh sát gõ cửa nhà của kẻ tình nghi tại McKeesport.

Nghi phạm được nhận định là McArthur Wheeler, hắn nói với vẻ không thể tin được “Nhưng tôi đã bôi nước hoa quả lên mặt rồi cơ mà.”

Wheeler nói với cảnh sát hắn bôi nước chanh lên mặt đi để camera không thể nhận dạng. Các nhân viên điều tra cũng đã kết luận ông ta không bị hoang tưởng, cũng không phê thuốc – tất cả chỉ là một sai lầm khó tin.

Theo Wheeler, nước chanh được sử dụng như một loại mực làm thứ khác vô hình. Hắn suy ra theo logic là thứ nước này sẽ khiến máy quay không thể nhận dạng được mặt mũi mình. Hắn đã thử nghiệm bằng cách xoa nước chanh lên mặt và chụp một bức hình tự sướng với camera Polaroid trước khi thực hiện vụ cướp. Thật sự là không có một khuôn mặt nào xuất hiện trong bức ảnh! (Cảnh sát không bao giờ sáng tỏ được điều này. Khả năng cao là Wheeler không chỉ mơ  hồ khi làm cướp mà cũng không biết gì về nhiếp ảnh). Wheeler cho biết có một vấn đề là nước chanh đã làm mắt hắn cay xè nên gần như hắn không thể nhìn thấy gì.

Wheeler bị tống vào tù và được ghi vào sử sách những tên tội phạm ngốc nhất trên thế giới. Tờ báo World Almanac 1996 đã đăng tải câu chuyện của Wheeler và thu hút sự chú ý của David Dunning, một giáo sư chuyên ngành tâm lí của trường đại học Cornell. Ông ấy nhìn thấy trong câu chuyện đắng lòng này một đặc tính rất phổ biến. Những người ngu thì ít nhận thức được sự ngu của mình. Nhận định này sau này được biết đến với tên là hiệu ứng Dunning- Kruger.

Dunning và một sinh viên tốt nghiệp, Justin Kruger, bắt tay vào làm hàng loạt các thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết này. Họ khảo sát các sinh viên chuyên ngành tâm lí về ngữ pháp, sự lô-gic và chuyện cười, sau đó đề nghị họ ước lượng điểm số của mình và so sánh phần thể hiện của mình như thế nào so với người khác (tính bằng phần trăm).

Những sinh viên có điểm thấp nhất đánh giá mình rất cao so với thực tế đạt được. Dunning đã dự đoán được điều này nhưng không dự đoán được mức độ phóng đại của hiệu ứng đến đâu. Phản ứng đầu tiên của anh với kết quả là “Ồ”. Những người điểm gần áp chót đoán khả năng của họ vượt trội hơn hai phần ba số sinh viên.

Một thời gian sau, họ tiến hành nghiên cứu ngoài khuôn viên trường đại học. Trong một thí nghiệm, Dunning và Kruger đã tuyển những người thích bắn súng vào một cuộc thi bắn. Những tình nguyện viên này trả lời mười câu hỏi về an toàn sử dụng súng và câu hỏi được phỏng theo một nghiên cứu do Hiệp hội Súng trường Quốc tế công bố. Một lần nữa, những người ít hiểu biết về những biện pháp an toàn khi sử dụng súng đã đánh giá quá cao về sự hiểu biết của mình.

Như hầu hết các học thuyết, ở đây chúng ta cũng có những ngoại lệ. Dunning và Kruger viết “Chúng ta không phải tìm đâu xa mới thấy những người có hiểu biết sâu về các chiến lược và kĩ thuật bóng rổ, nhưng không thể bật lên để ghi bàn. (Những người như thế được gọi là huấn luyện viên.)”

Nhưng dĩ nhiên huấn luyện viên hiểu những giới hạn thể lực của riêng họ. Tương tự, “hầu hết mọi người không khó nhận ra sự bất lực của mình khi dịch tục ngữ Sloven, chế động cơ V-8, hay chẩn đoán viêm não cấp tính thường gặp.”

Hiệu ứng Dunning-Kruger đòi hỏi mức độ nhận thức và kinh nghiệm tối thiểu trong lĩnh vực mà bạn không biết (và không hề nhận thức được về sự ngu đấy của bạn). Những người lái xe là nhóm người thường mắc hiệu ứng này. Những người lái ẩu luôn nghĩ mình là tay lái lụa – tuy nhiên những ai chưa từng được học lái xe thì không nghĩ như vậy.

Từ khi Dunning và Kruger lần đầu tiên công bố kết quả của họ trong nghiên cứu năm 1999 “Thiếu kĩ năng và thiếu nhận thức về khả năng bản thân: Những khó khăn gặp khải khi sự bất tài dẫn đến tự đánh giá cao bản thân.”. Hiệu ứng được đặt tên theo Dunning và Kruger và trở thành một hiện tượng lan truyền rộng rãi. Nó gãi đúng chỗ ngứa: Khi Dunning công bố nghiên cứu, những kể rỗng tuếch tự tin thái quá là “ai đó chúng ta đã từng gặp”.

Diễn viên John Cleese đã giải thích súc tích hiệu ứng Dunning-Kruger trong một video Youtube được chia sẻ rộng rãi : “Nếu bạn vô cùng ngu ngốc, vậy thì có cách nào để nhận ra được sự ngu ngốc đó của mình? Bạn gần như phải rất thông mình để nhận ra bạn ngu ngốc đến mức nào… Và điều này không chỉ áp dụng cho Hollywood mà gần như toàn bộ Fox News.” Nhưng nghiên cứu năm 1999 thể hiện ý của tác giả rằng nơi đầu tiên để tìm kiếm sự ngu dốt Dunning-Kruger chính là soi mình trong gương.

Hiện nay có một lĩnh vực nghiên cứu Internet đang thay đổi những điều chúng ta học và nhớ như thế nào. Trong một thí nghiệm năm 2011 tiến hành bởi Daniel Wegner thuộc đại học Harvard, tình nguyện viên được đọc 40 mẩu nhận định ngắn gọn, súc tích như câu “Mắt của con đà điểu to hơn não của nó.” Họ được chỉ dẫn phải nhập 40 câu đó vào máy tính. Một nửa tình nguyện viên được dặn phải nhớ những thông tin đó. Nửa còn lại thì không. Một nửa được thông báo rằng công việc của họ sẽ được lưu trữ trên máy tính. Còn nửa kia thì biết những gì họ nhập vào sẽ bị xóa ngay sau khi nhiệm vụ hoàn thành.

Các tình nguyện viên sau đó làm bản câu hỏi đánh giá những thông tin mà họ đã gõ trên máy tính. Những người phải nhớ thông tin không đạt điểm cao hơn người không được yêu cầu phải nhớ. Nhưng những người tin rằng các câu họ nhập vào máy tính sẽ được xóa đạt điểm tốt hơn người tin rằng nó sẽ được lưu trữ lại cho dù họ có cố gắng để nhớ hay không.

 

Một bộ não có ý thức sẽ không cần lựa chọn nhiều giữa nhớ và quên. Không ai quyết định quên tên khách hàng của mình hoặc nhớ mãi lời của một giai điệu nhạc pop đáng ghét vô cùng. Mọi sự cứ xảy ra vậy thôi.

 

Kết quả thí nghiệm của trường Harvard phù hợp với cách bộ não thực sự làm việc. Bộ nhớ không thể chứa tất cả mọi thứ. Nó phải liên tục lựa chọn kí ức nào là quan trọng mà không cần sự can thiệp của ý thức. Và rõ ràng rằng nó nhận ra không quá cần thiết phải lưu trữ những thông tin dễ dàng tiếp cận lại. Vì vậy những thông tin thường dễ bị quên khi con người ta tin rằng chúng sẽ được lưu trữ. Hiện tượng này được đặt tên là hiệu ứng Google – chúng ta sẽ tự động quên những thông tin có thể tìm kiếm trực tuyến.

Nếu bạn quá dựa dẫm vào hiệu ứng Google thì có thể nói chụp ảnh tự sướng có thể gây ra chứng hay quên. Nhưng nghiên cứu năm 2013 của Linda Henkel thuộc đại học Fairfield đã chỉ ra điều này. Henkel nhận xét rằng những người tham quan bảo tàng hay chụp ảnh các tác phẩm nghệ thuật bằng điện thoại thường ít hứng thú nhìn đồ thật hơn. Vì vậy Linda đã thực hiện một thí nghiệm tại Bảo tàng Mỹ thuật Bellarmine của đại học Fairfield.

Các sinh viên tham quan dưới sự hướng dẫn của giáo sư và xem những tác phẩm nghệ thuật cụ thể. Một vài sinh viên được hướng dẫn để chụp những bức ảnh tác phẩm nghệ thuật và một vài người khác thì được yêu cầu ghi chép lại về chúng. Ngày tiếp theo tất cả được hỏi họ biết những gì về những tác phẩm nghệ thuật. Những người tham quan thuộc nhóm chụp ảnh có ít khả năng nhận diện những bức tranh và nhớ lại những chi tiết của tranh.

Chúng ta cần biết rằng thông tin cần lưu trữ có thể được nhắc lại nhanh và dễ dàng như thế nào. Điều này ám chỉ rằng “mạng lưới băng thông rộng” của chúng ta đã tạo ra một cách thức học tập và ghi nhớ mới, một trong những thông tin sẽ ít được lưu lại và dễ dàng bị lãng quên hơn. Trong một vài năm tới, chúng ta có thể sẽ sử dụng những thiết bị ghi lại cuộc sống của ta bằng video 24/7. Phải chăng các mạng xã hội sẽ làm ta mắc chứng nhanh quên?

Đăng tải những gì cần nhớ lên mạng chỉ là một trong nhiều cách chúng ta có thể lưu trữ thông tin ngoài bộ não. Rất lâu trước khi có mạng lưới xã hội, chúng ta chia sẻ kí ức, kiến thức, ý kiến trong mạng lưới xã hội thật của chúng ta. Tôi không phải một người sành về ẩm thực nhưng tôi luôn có những người bạn có thể gợi ý những nhà hàng thú vị. Tôi không biết nhiều về những vị bác sĩ, nhưng tôi biết một bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu cho tôi một chuyên gia. Chúng ta biết về thế giới không phải vì biết mọi thứ mà là bởi quen biết những con người.

Trí nhớ vô thức có thể kháng lại những thông tin sai lệch ở một mức độ nào đó. Những khảo sát chỉ ra rằng hầu hết con người nghĩ rằng thuốc kháng sinh có thể chống lại vi-rút. Nhầm rồi. Như Dan M.Kahan của đại học Yale chỉ ra thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng đó. “Hầu hết mọi người” không tự kê đơn kháng sinh. Điều quan trọng cần biết là hãy đến gặp bác sĩ khi ta bị ốm và làm theo sự chỉ dẫn của họ.

Hiệu ứng Google là một phiên bản khác của trí nhớ bị phân tán. Bộ nhớ đám mây là một người bạn dường như biết tất cả mọi thứ. Nó luôn luôn ở đó, cung cấp câu trả lời trong vài giây và không bao giờ tức giận với những câu hỏi ngu ngốc. Không nghi ngờ gì là chúng ta phụ thuộc vào nó đến mức phi lý.

Hơn 50% bạn trẻ 10X không thể biết tên ai đã bắn tổng thống Mỹ hay khám phá ra một hành tinh; họ không biết thành phố cổ nào nổi tiếng với vườn treo, hay không thể nói được từ duy nhất con quạ trong bài thơ của Edgar Allan Poe đã thốt ra.

Sự thiếu hiểu biết cũng có thể rất hợp lí - như nhà kinh tế Anthony Downs khẳng định vào những năm 1950. Theo ông, có rất nhiều tình huống chi phí để có được kiến thức còn lớn hơn lợi ích của kiến thức. Có lẽ bạn tốt nghiệp và có một công việc lương cao mà không cần hiểu tí gì về bài thơ con quạ kia. Vậy thì tại sao phải học nó bây giờ cơ chứ?

Chúng ta đang trong thời đại hoàng kim của sự thiếu hiểu biết và thiếu hiểu biết được hợp lí hóa. Thông tin luôn được tạo ra,  mất giá trị, trở nên lỗi thời với một tốc độ chóng mặt. Mỗi ngày văn hóa lại thay đổi không ngừng không nghỉ. Thật khó để để bắt kịp hay thậm chí chẳng biết việc bắt kịp có còn ý nghĩa gì không.

Chúng ta mù mờ về những sự kiện xảy ra tại Trung Đông, của tiểu thuyết đương đại, vấn đề chính trị địa phương, ngành may mặc và bóng rổ đại học. Một người bạn băn khoăn rằng liệu có ổn khi cô không biết chút nào về Game of Thrones. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ thông tin nào để né tránh vấn đề này. Nhưng bạn không thể tra một quan điểm trên Google.

Những người thiếu hiểu biết không nhất thiết là một người biết ít. Họ chỉ biết những thứ khác thôi. Một game thủ dành hết thời gian rảnh rỗi để chơi game sẽ có sự hiểu biết toàn tập về những trò chơi. Anh ta bị đánh giá là thiếu hiểu biết bởi những tiêu chuẩn tùy ý đánh giá cái gì mới là quan trọng. Không phải ai cũng đồng ý rằng có một hệ thống cố định những thông tin chúng ta nên biết. Hệ thống này không tồn tại thì khái niệm sự hiểu biết sẽ trở thành một khái niệm tương đối.

Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày nay không cho ta nhiều hướng dẫn. Chúng khuyến khích chúng ta tạo ra những màng lọc thông tin mang dấu ấn cá nhân để dễ dàng tìm đọc thông tin về người nổi tiếng được yêu thích, show truyền hình, các nhóm hoạt động, tư tưởng chính trị hay đồ chơi công nghệ cao. Điều này khiến cho ta dành ít thời gian và chú ý hơn cho những mối quan tâm khác. Rủi ro lớn nhất không phải Internet làm chúng ta thiếu hiểu biết hay không hiểu biết. Nó khiến chúng ta trở nên siêu ngu để nhận thức được về những điều chúng ta ngu.

Trạm Đọc (Read Station) 

Theo Nymag