Hướng dẫn đọc các tác phẩm của Agatha Christie cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn đọc các tác phẩm của Agatha Christie cho người mới bắt đầu
Janice Hallett, tác giả của các tiểu thuyết tội phạm bán chạy “The Appeal” và “The Twyford Code”, được mệnh danh là “Agatha Christie hiện đại”, đã đưa ra một hướng dẫn hữu ích cho những ai mới bắt đầu đọc các tác phẩm của Agatha Christie.

Cuốn sách phù hợp cho người mới bắt đầu

 

Nổi tiếng phần lớn nhờ sự xuất hiện đầu tiên của bà Marple, “Án mạng ở nhà linh mục” là câu chuyện đại tá khó ưa Protheroe bị sát hại theo kiểu Cluedo trong thư viện của mình. Bằng trí tuệ của mình, bà Marple đã loại bỏ 7 nghi phạm giữa những người dân làng đều có hiềm khích với đại tá Protheroe. Tôi từng thấy cuốn sách này bị đánh giá thấp nhưng đối với tôi, “Án mạng ở nhà linh mục” là một tác phẩm kinh điển của Christie với tính hài hước, dí dỏm và mắt quan sát cực sắc sảo. 

 

 

Tác phẩm hay nhất

 

Điều khác biệt duy nhất của “Và rồi chẳng còn ai” là tựa đề ban đầu của nó. Đây sẽ là cuốn sách đen tối của Christie, là tác phẩm xuất sắc mà bạn từng hy vọng đọc được. Mười người lạ gặp nhau trên một hòn đảo lộng gió, tất cả dường như không có điểm chung. Từng người một, họ gặp phải cái chết khủng khiếp theo những cách khác nhau và chính xác với dự đoán đến mức rùng mình… Phần keets cuốn sách vừa thỏa mãn vừa gây sốc. 

 

 

Cuốn sách phù hợp để thảo luận trong bữa tối

 

Còn cuốn nào phù hợp hơn “Rượu độc lấp lánh”? Một nhóm bạn thuộc tầng lớp thượng lưu tụ tập dùng bữa tại một bàn ăn, nơi đúng một năm trước đó, một nữ thừa kế đã chết một cách thảm khốc và nguyên nhân được cho là tự tử bằng thuốc độc. Đây là một cuốn sách ít được biết đến hơn của Christie, nó được chuyển thể từ truyện ngắn Poirot có tên “Yellow Iris”. Và khi khách của bạn kiểm tra ly của họ, hãy nhắc họ rằng để nhận biết xyanua không phải chỉ có một cách là ngửi mùi của nó. 

 

 

Cuốn sách kinh điển của Agatha Christie

 

“Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông” đã được chuyển thể lên màn ảnh không dưới 4 lần bởi đây là câu chuyện kinh điển của Christie về cấu trúc, nhịp độ, nhân vật và tâm trạng. Đây cũng là lần xuất hiện thứ 10 trong tiểu thuyết của vị thám tử người Bỉ biểu tượng của Christie - Poirot. Lần này, công việc của vị thám tử là tìm ra kẻ có tội giữa một nhóm hành khách hạng nhất lập dị. Cốt truyện khéo léo có một không hai được lấy cảm hứng từ hai sự kiện có thật: vụ mắc cạn của chuyến tàu tốc hành Phương Đông trong sáu ngày ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1929 và vụ bắt cóc em bé Lindbergh vào năm 1932.

 

 

Cuốn sách phù hợp để bạn mang theo khi đi du lịch

 

Christie thường được biết đến với những bí ẩn ở một ngôi làng nước Anh ấm cúng, nhưng bà vẫn thường mạo hiểm để đi ra nước ngoài. Và chúng ta có “Án mạng ở vùng Mesopotamie”. Trong câu chuyện này, người đọc có thể lang thang khắp các ngóc ngách và lối đi của một cuộc khai quật khảo cổ ở Iraq những năm 1930. Xét về bầu không khí và tính chân thực thì không tác phẩm nào của Christie có thể đánh bại câu chuyện này. 

 

 

Cuốn sách lạ nhất của Agatha Christie

 

Giọng điệu rõ ràng không giống Christie thông thường của nó ngay lập tức bị chỉ trích khi xuất bản, nhưng khi đọc “The Seven Dials Mystery” (tạm dịch: 7 mặt số bí ẩn), chúng ta sẽ nhớ rằng Christie là một người đương thời và cùng ngưỡng mộ cả Evelyn Waugh và PG Wodehouse. Những kẻ tình nghi trong trò đùa của giới thượng lưu trong cuốn sách này đều đến từ cuốn tiểu thuyết “The Secret of Chimneys” (tạm dịch: Bí mật trong lò sưởi), và khi đi qua khung cảnh của những ngôi nhà trang nghiêm, những sân chơi ở London và những câu lạc bộ độc quyền, là những xác chết rải rác như nút chai sâm panh.

 

 

Cuốn sách đen tối nhất

 

Một cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1958 - “Ordeal By Innocence” (tạm dịch: Sự ngây thơ cám dỗ) là một câu chuyện bi thảm, dai dẳng về cơ hội bị bỏ lỡ, sự sai lầm của công lý và những sai trái trong gia đình không bao giờ có thể cứu vãn. Nó vừa là một cuốn sách tâm lý kinh dị, vừa là một vụ giết người đầy bí ẩn với những yếu tố khiến người đọc cảm thấy khó chịu. Bản thân Christie cũng coi đây là một trong những tác phẩm mà bà yêu thích. 

 

 

Cuốn sách sửng sốt nhất

 

Nếu bạn đang tìm kiếm một cái kết làm rung chuyển độc giả cùng thời Christie và vẫn có khả năng khiến người đọc ngày nay phải sốc, thì hãy chọn “Vụ ám sát ông Roger Ackroyd”. Nạn nhân chính là hàng xóm của Poirot và cái chết đột ngột, thảm khốc của nhân vật này khiến vị thám tử phải nghỉ hưu. 

 

 

Cuốn sách có ảnh hưởng đến những cuốn sách khác

 

Có thể bạn sẽ quen với cấu trúc của “5 chú heo con” ngay cả khi bạn chưa từng đọc cuốn sách này. Poirot phải giải quyết một vụ giết người tàn bạo, một người phụ phụ nữ bị kết án giết người chồng nghệ sĩ của mình và câu chuyện được kể nhiều lần từ góc nhìn của nhiều nhân vật. Ảnh hưởng của cuốn sách đối vang vọng qua nhiều thập kỷ đối với tiểu thuyết trinh thám trên những trang giấy và màn ảnh. “The Seven Deaths of Evelyn Hardcastle”, Knives Out… là 3 tác phẩm xuất sắc nhất thế kỷ 21 để tôn vinh Christie. 

 

 

Và nếu bạn thích Christie, bạn nên đọc thử tác giả nào khác?

 

Bất cứ cuốn sách nào của Dorothy L Sayers (đặc biệt là “Strong Poison”), loạt truyện Hercule Poirot của Sophie Hannah và “The Honjin Murders” của Seishi Yokomizo.

 

- Trạm Đọc

- Theo: The Guardian

 

Tags: