Hiểu sao cho “đúng”, viết sao cho “đủ” trong IELTS Writing Task 2
Hiểu sao cho “đúng”, viết sao cho “đủ” trong IELTS Writing Task 2
Task Response (TR) là tiêu chí được xếp đầu tiên trong bảng Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 2 trước cả vốn từ vựng khủng hay sử dụng cấu trúc ngữ pháp linh hoạt. Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu “đúng” đề và viết “đủ” ý so với đề bài đã nêu.
Sách IELTS Writing Navigator Dò Trúng Lỗi, Sửa Đúng Lỗi = 7.0 IELTS Writing Task 2 (Trương Hải Hà 9.0 IELTS)
(9 lượt)

Cùng #Thursday_with_Gamma tuần này phân tích một trong những lỗi “bút sa gà chết” dễ mắc phải nhất của các thí sinh trong phần thi IELTS Writing Task 2 . Tiếp theo đó sẽ là một vài tips hữu ích giúp các bạn hiểu đúng viết đủ không lo đi lạc nhé.

Trong cuốn sách IELTS Writing Navigator đã đề cập, tiêu chí chấm IELTS Writing ở các band điểm 5,6 và 7 có sự chênh lệch dựa vào việc của câu trả lời của bạn có rõ - đủ - đúng ý so với yêu cầu đề bài hay không. Việc chỉ đọc lướt rồi đã vội vã đặt bút viết ngay mà không phân tích đề hỏi gì chính là nguyên nhân dẫn đến điểm TR không cao như kỳ vọng.

Ở band điểm 5.0, nhiều khả năng bạn đã trả lời thiếu yêu cầu đề bài thậm chí hình thức bài luận có thể có chỗ còn sai. Nếu bạn trả lời đúng nhưng vẫn còn hời hợt, điểm TR của bạn chỉ có thể dừng ở mức 6.0. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu 7.0, bạn cần trả lời “đúng - đủ - đều” tất cả các yêu cầu của đề bài.

Vậy, đâu là cách để có thể xác định đúng hướng và viết trúng đích trong bài thi IELTS Writing task 2?

 

1/ Tips hiểu đúng và đủ đề bài

 

LUYỆN TẬP - LUYỆN TẬP - LUYỆN TẬP. Khi đã tiếp xúc đủ nhiều với các loại đề bài, bạn sẽ dần biết cách nắm bắt nhanh và chuẩn hơn ý đồ của người ra đề. Trong quá trình thực hành việc đọc đề, sau đề là một số kinh nghiệm bạn có thể tham khảo để trả lời đúng và đủ yêu cầu đề bài:

Bạn có thể áp dụng một mẹo nhỏ bằng cách hỏi giáo viên hoặc một người bạn đọc bài viết của bạn và yêu cầu họ đoán xem đề bài là gì. Nếu họ không đoán ra hoặc đoán sai đề bài, chứng tỏ bạn vẫn chưa hiểu đúng hoặc bị lạc đề.

 

2/ Đề có từ mới không biết nghĩa thì phải làm sao?

 

Trong trường hợp đó, bạn hãy đọc kỹ lại đề vài lần để đoán nghĩa chung nhất của từ đó: Nó nằm ở vị trí nào trong câu, thuộc loại từ gì, mang nghĩa tích cực hay tiêu cực, có dữ liệu nào xung quanh giúp tôi hiểu nó hơn không? Từ những thông tin thu được, bạn hãy cố gắng thay thế từ đó bằng một từ mà bạn cảm thấy hợp lý và gần nghĩa nhất rồi bắt đầu trả lời câu hỏi theo cách hiểu của mình.

Đây không phải là cách xử lý triệt để, nhưng ít nhất cũng giúp bạn phản ứng đủ nhanh để viết xong một bài luận trả lời được một phần đề bài, tương ứng với band 5.0 TR. Vì nếu bạn còn không viết nổi một bài trọn vẹn thì điểm của bạn sẽ còn "thảm" hơn nhiều.

 

3/ Đề lạ chưa làm bao giờ và bí ý tưởng thì làm thế nào?

 

Khi gặp phải tình huống này, việc đầu tiên bạn cần làm là cố gắng nghĩ ra một số ví dụ cụ thể và gần gũi cho những khái niệm trừu tượng xuất hiện trong đề. Điều này sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn suy nghĩ của mình, nhờ vậy mà không bị mơ hồ mông lung khi viết. Sau đó, hãy cố gắng khái quát hóa các ví dụ cụ thể đó lên một tầm vĩ mô hơn và đặt chúng vào hệ quy chiếu phù hợp.

Ví dụ: 

Whether or not a person achieves their aims in life is mostly related to luck. To what extent do you agree or disagree?
(Đề thi thật ngày 15/06/2023)
  • Ví dụ cụ thể: my aims in life: pass university entrance exams, land a dream job - long hours of studying and preparing needed, not luck.
  • Khái quát hóa: academic and professional accomplishments - diligence and dedication required. Luck not a contributing factor.

Trong phần ví dụ trên, bạn đang không đồng ý với quan điểm rằng “thành công của một người phụ thuộc phần lớn vào may mắn”. Với những từ khóa như “achieves” - “aims” - “luck”, ta cần đưa ra ví dụ thật cụ thể và chi tiết về mục tiêu của bản thân mong muốn đạt được. Sau đó, cần đánh giá điều gì sẽ giúp ta đạt được mục tiêu và yếu tố may mắn có góp phần trong quá trình đi đến thành công hay không. Bằng cách tìm ví dụ cụ thể và khái quát hóa lên như vậy, bài luận sẽ tìm được hướng đi chính xác không lo lạc hướng trong cách triển khai mạch chính trong bài.

IELTS không phải là bài kiểm tra kiến thức chuyên môn mà chỉ kiểm tra năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của bạn, vì vậy chỉ cần trả lời đúng - đủ - trọn vẹn yêu cầu đề là bạn đã có thể dành được số điểm TR cao trong bài viết rồi.

 

4/ Thật sự “trúng tủ” hay chỉ là một “cú lừa”?

 

Khi thi IELTS, nếu gặp một chủ đề quen thuộc đúng chuyên ngành và sở thích của mình bạn cũng đừng mừng vội. Nếu "trúng tủ", chúng ta thường có xu hướng muốn khoe tất cả hiểu biết của mình, thậm chí là cả những thứ không thật sự liên quan tới đề bài. Điều này có thể khiến cho cả điểm TR và điểm CC (Coherence & Cohesion) của bạn đều thấp. Vì thế hãy nhớ kiếm chế ngòi bút của mình để chỉ viết những nội dung giúp trả lời đúng trọng tâm của đề mà thôi.

Tương tự, nếu gặp một đề bạn vừa tập viết ở nhà, hãy chậm lại và đọc để thật kỹ trước đã. Có nhiều đề bài nhìn thoáng qua có vẻ giống nhau, nhưng khi đọc kỹ hơn bạn sẽ thấy có thể cách đặt vấn đề và khai thác một khía cạnh khác hẳn. Nếu không đọc kỹ đề mà bê nguyên bài đã viết ở nhà vào bài thi, bạn hoàn toàn có thể bị lạc đề dù ít hay nhiều. 

————

IELTS Writing Navigator -  cuốn sách với hướng tiếp cận hoàn toàn mới, đi từ Bảng tiêu chí chấm IELTS Writing Task 2 giúp người học nhận định và tránh các lỗi sai, hướng tới một bài luận "sạch lỗi". Sách được viết bởi tác giả Trương Hải Hà - một trong những người Việt Nam đạt 9.0 IELTS overall đầu tiên. 

GAMMA đem tới các sản phẩm học ngôn ngữ hữu ích và có chất lượng, với các dòng sản phẩm chính gồm: Gamma Test-prep, Gamma Junior (sách tiếng Anh cho học sinh phổ thông). Gamma Gen (sách từ vựng - ngữ pháp, tiếng Anh công sở)..

 

Tags: