Facebook và Internet đang làm bạn lạc hậu đi từng ngày như thế nào?
Facebook và Internet đang làm bạn lạc hậu đi từng ngày như thế nào?
Những ai cập nhật thông tin thông qua mạng xã hội và Internet thì sẽ thiếu thông tin hơn những người cập nhật thông tin thông qua radio hay sách báo.

Tôi đã đưa câu hỏi oái oăm này vào một bản khảo sát: “Bạn có ném thú cưng của mình từ một vách đá để nhận được 1 triệu đô la không?”. 7% người Anh trả lời là có.

Khảo sát này cũng có một số câu hỏi kiến thức thường thức và các sự kiện hiện nay. Tôi phát hiện ra rằng có một sự tương quan trong mức độ mọi người trả lời tốt câu hỏi và cách họ trả lời câu hỏi vách đá. Những người thiếu hiểu biết nhất là những người có khả năng ném thú cưng đi nhiều nhất.

Đây không phải là một phát hiện của riêng tôi. Trong một số khảo sát được thực hiện ở Anh và Mỹ, kiến thức thường thức không chỉ tương quan với các hành vi có trách nhiệm với xã hội mà còn cả với thu nhập (thậm chí là cả trình độ giáo dục và tuổi tác), sức khỏe tâm hồn và mức độ hạnh phúc. Kiến thức thực sự quan trọng, đặc biệt là trong thời đại smart phone.

Đó là lí do vì sao dành thời gian theo dõi tin tức trên mạng hay các nguồn khác là rất quan trọng. Giờ bạn có thể nghe bạn bè tổng hợp tin tức, chọn xem nên cho những câu chuyện như thế nào xuất hiện trên news feed. Bạn có thể quản lí các chương trình khai thác thông tin hay điều khiển ti vi để sắp sẵn các sự kiện trong ngày phù hợp với sở thích, thị hiếu của mình.

Từ lâu, chúng ta đã được mời chào sử dụng các phương tiện được cá nhân hóa, nhưng có thể khẳng định rằng hiện giờ sự ngán ngẩm vì phải chọn lựa các phương tiện này của chúng ta thực sự ảnh hưởng đến sự phân cực chính trị và là nguyên nhân gây ra các hiện tượng như Brexit hay Donald Trump đắc cử.

Tuy nhiên việc lọc tin tức còn có một tác động khác ít được mọi người chú ý và cũng đáng lo âu:

 

Hạn chế các nguồn tin khiến chúng ta dốt đi.

 

Ít nhất, việc đó khiến chúng ta có ít thông tin hơn. Khảo sát về kiến thức của tôi đã đặt ra các câu hỏi về tin tức, lịch sử, địa lí, văn học, khoa học, nghệ thuật và pop. Những câu hỏi này đại khái là những gì bạn phải trả lời trong một trò chơi tổng hợp: Thủ đô của Canada tên là gì? Quê hương của Đạt Lai Lạt Ma là ở đâu? Hãy chỉ ra vị trí của Nam Cực trong một tấm bản đồ thế giới không có tên địa danh…

Khảo sát cũng hỏi những người tham gia xem họ theo dõi những nguồn tin tức và kiến thức nào. Nhìn chung, những người lấy thông tin từ chương trình thời sự trên ti vi, mạng xã hội hay bản tin RSS đều nhận được ít thông tin hơn những người nghe radio hay đọc tạp chí.

Phần lớn mọi người tham gia khảo sát theo dõi trên một nguồn tin tức, con số trung bình là 4.5. Tôi không tính trung bình những người chỉ đọc tin tức từ Facebook mà là trung bình của những người lấy một số thông tin từ Facebook và các nguồn khác.

Những người theo dõi một nguồn tin đáng tin cậy có xu hướng theo dõi những nguồn tin đáng tin cậy khác. Tương tự, độc giả của những nguồn tin nhảm theo dõi các dòng tin nhảm.

Đáng chú ý là những nguồn thông tin được đề cập đến đều có những đặc điểm nhân khẩu học riêng. Ví dụ như các nhà quảng cáo đều biết, độc giả của tờ Times đều có tầm nhìn hơn độc giả Tumblr. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên rằng một số nguồn tin nhất định có nguồn độc giả hiểu biết rộng hơn.

Tuy nhiên khi bạn nhìn lại những nguồn tin tức cá nhân hóa và tổng thể, khán giả của truyền thông hiện đại biết ít hơn khán giả của truyền thông truyền thống. Tôi tin rằng lí do một phần là vì các cơ quan truyền thông truyền thống thì khó cá nhân hóa hơn.

Bản tin trên tạp chí và radio cho chúng ta một bản tóm lược thông tin trong ngày vào thời điểm cố định sáng, trưa và tối. Các biên tập viên sẽ cân nhắc xem khán giả sẽ không muốn tìm hiểu về thể loại tin tức nào. Khán giả thường miệt mài làm một khảo sát từ đầu đến cuối. Tương tự, phần lớn thời gian họ có thể nghe thiếu tập trung hoặc lướt qua, nhưng họ thường ít khi đổi kênh hoặc bị thu hút bởi những thông tin đầu voi đuôi chuột. Họ nghe những thông tin mà biên tập viên nghĩ rằng họ nên nghe.

Điều này thách thức đặc điểm chuộng sốc sex sến của văn hóa số. Từ tác dụng của tự do lựa chọn, chúng ta suy rộng ra và đi đến kết luận rằng có nhiều lựa chọn hơn thì sẽ tốt hơn. Nhưng có thể đây là một lối tư duy sai lầm.

Ulysses đã trói mình vào cột buồm để có thể nghe bài hát của các nhân ngư mà không bị cuốn vào cám dỗ trí mạng. Ngày nay, cụm từ “Khế ước Ulysses” được sử dụng để chỉ một lời thề hay một hợp đồng giới hạn quyền tự do lựa chọn vì lợi ích của ai đó. Bạn phải đưa ra một quyết định lớn là không cho phép bản thân đưa ra những quyết định vụn vặt, ngu ngốc. Đó chính là điều mà những khán giả đẳng cấp làm. Họ ủy thác cho những chuyên gia tin tức để cân bằng tin tức trong ngày và gieo vào đầu suy nghĩ rằng họ có thể vẫn chưa được tiếp cận thứ tài sản quí nhất trong thời đại số: bức tranh toàn cảnh.

Tin tức cá nhân hóa cũng giống như một cái burger của McDonald: ăn cũng được, miễn là bạn có chế độ ăn cân bằng. Những gì bạn biết sẽ thể hiện bạn là ai.

Trạm Đọc

Theo Wired

Tags: