Chúng ta luôn khó khăn khi nói ra lời từ chối chính bởi vì sợi dây liên kết cảm nhận và đáp ứng giữa quá khứ và những tiền lệ đã từng xảy ra, thay vì dựa trên sự đánh giá chính xác của hiện tại. Và đặc biệt chúng ta luôn kết nối chặt chẽ với những cảm xúc được đặt ra trong quá khứ xa xôi - khi nhiều người trong chúng ta là đối tượng trực tiếp của những trải nghiệm khó khăn, thậm chí là đau đớn khi phải từ chối ai đó, từ đó chúng ta tiếp tục làm cho những tình huống hiện tại trở nên hoảng loạn và gò ép. Nói cách khác, chúng ta đang bị “nhạy cảm quá mức”. Các tình huống trong hiện tại sẽ gợi ra những phản ứng vội vàng, những phản ứng được hình thành và xây dựng từ một quá khứ vừa tương đương vừa có tính khác biệt mà chúng ta không thể nhận thức được.
Một email đầy ẩn ý phàn nàn, gợi nhắc đến việc khách hàng không hề hài lòng có thể khiến những nhân viên cảm thấy như thể khách hàng sắp bỏ đi rồi. Một mục phê bình trong tin tức sẽ làm chúng ta chìm ngay lập tức vào cảm giác tội lỗi vô biên... Sự kích hoạt xảy ra quá nhanh, chúng ta thậm chí không có cơ hội để quan sát quá trình và thấy cách chúng ta nhượng bộ quá khứ. Tâm trí của chúng ta đơn giản tràn ngập hoảng sợ, lo lắng về việc “Sẽ thế nào nếu chúng ta từ chối?”
Chúng ta bị động và dễ dãi đưa ra lời đồng ý bởi vì chúng ta không có một liên kết trực tiếp với thực tại khách quan: mỗi người chúng ta tiếp cận thế giới bên ngoài thông qua một lăng kính riêng. Trong thế giới bên trong của chúng ta là một kho tàng các kỳ vọng được hình thành qua thời gian trải nghiệm của mỗi người, các mô hình làm việc nội bộ, hoặc những dự đoán tốt nhất về thế giới bên ngoài sẽ như thế nào; những người khác sẽ phản ứng với chúng ta như thế nào, họ sẽ nói gì nếu chúng ta phàn nàn, mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào khi có một thách thức.
Điều quan trọng nhất, và cũng là điều chúng ta bỏ lỡ khi bị mời mọc, đề nghị là: thế giới bên trong không phải là thế giới bên ngoài. Nó chứa quá nhiều những ấn tượng, kỉ niệm, tiền lệ từng xảy ra trong quá khứ. Các nhà tâm lý học có một quy tắc dễ dàng để cảnh báo chúng ta về khía cạnh không cân xứng trong phản hồi: nếu chúng ta từng trải qua quá nửa các tình huống như thế này trong trạng thái khó chịu hoặc tức giận, quyết định gật đầu thêm một lần nữa là một quyết định hoàn toàn sai lầm. Nói cách khác, chúng ta phải tin (trái với cảm xúc của chúng ta) rằng vấn đề sẽ không phải là vấn đề. Và lắc đầu.
Chúng ta phải tin (trái với cảm xúc của chúng ta) rằng vấn đề sẽ không phải là vấn đề. Và lắc đầu.
Cách tốt nhất để giải phóng bản thân khỏi những đề nghị và ép buộc của người khác là từ chối tin vào hầu hết những lời mời mọc và đe dọa được đưa ra (Ví dụ như: “Mày không uống là mày khinh anh” - Chẳng có mỗi liên kết nào giữa việc uống và khinh cả). Chúng ta phải học cách nghi ngờ mạnh mẽ về các xung động đầu tiên của mình, nghi ngỡ chính bản thân mình, và ức chế các phản ứng bản năng của chính mình. Không có gì đáng sợ hoặc đáng lo ngại ở thế giới bên ngoài, chỉ đơn giản là phản ứng ban đầu của chúng ta thiếu đi sự quyết đoán và cân nhắc về lợi ích và giá trị.
Bản thể non nớt, hèn nhát và đầy sợ hãi ẩn giấu sâu bên trong mỗi chúng ta chính là nguyên cớ cho sự nhượng bộ ngu ngốc trong những quyết định quan trọng của cuộc sống.
Khi chúng ta dám lắc đầu, đó là một cột mốc trưởng thành. Bởi đó là lúc chúng ta bắt đầu hiểu nguyên do mọi việc, và như một lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ thực hiện các bước để giảm thiểu sự tự hại nhất của các phản ứng bản năng trước. Bất kể quá khứ của chúng ta có nói gì, sẽ chẳng có thảm họa nào xảy ra cả, ít nhất là chúng ta sẽ không bị giết hoặc làm bẽ mặt một cách không thể chịu được. Hoặc tối thiểu là, chúng ta sẽ không khiến mình say khướt đến mức không thể điều khiển được bản thân.
Phanh
Trạm Đọc.