9 bước để bạn đọc lấy thông tin từ một cuốn sách nhanh chóng
9 bước để bạn đọc lấy thông tin từ một cuốn sách nhanh chóng
Kỹ năng đọc lấy thông tin là kỹ năng để thu được chính xác điều bạn cần từ sách, báo. Kỹ năng này rất hữu ích khi bạn cần tra cứu thông tin phục vụ việc học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, làm thế nào để thuần thục kỹ năng này? Đoạn trích dưới đây từ cuốn sách “Người thông minh học tập như thế nào?” của tác giả Ronald Gross sẽ hướng dẫn bạn.
Người Thông Minh Học Tập Như Thế Nào
(20 lượt)

 

Đọc lấy thông tin là gì?

 

Khoảng thời gian học ở trường, phần lớn chúng ta Khoảng thời gian học ở trường, phần lớn chúng ta đều đọc sách một cách thụ động. Chúng ta thường cảm thấy hơi có lỗi nếu không bắt đầu đọc từ trang đầu tới trang cuối. Nếu chúng ta quyết định bỏ dở trước khi đọc đến trang cuối, ta sẽ cảm thấy rằng mình chưa thực sự đọc cuốn sách đó. Quan trọng hơn cả là chúng ta đã để những điều tác giả chọn và ưu tiên nhấn mạnh chi phối mối quan tâm của mình. Chúng ta đã trao quyền quyết định học cái gì cho tác giả. Máy tính đang dạy chúng ta cách đọc một cuốn sách có hiệu quả hơn, khá khác biệt với cách mà hầu hết chúng ta được dạy ở trường. Đó là chủ động, tự định hướng, và sáng tạo. Khi ta ngồi trước máy tính là ta đang tự chịu trách nhiệm. Khi truy cập các thông tin và thủ tục ta cần lựa chọn từ rất nhiều các trình đơn hay các lệnh khác nhau để hoàn thành công việc. Ta tiến thẳng tới cái ta muốn. Ta có thể xem qua toàn bộ chương trình hay cơ sở dữ liệu trước khi đi sâu thêm để có cảm nhận chung về nội dung và quy trình. Chúng ta nhảy cóc từ phần này sang phần khác, khơi dậy các lĩnh vực quan tâm khác nhau để tìm hiểu về chúng.

Khi đã quen với cách đọc này, ta sẽ thấy mỗi cuốn sách mang một đặc điểm. Thay vì là nguồn thông tin một chiều – từ tác giả tới độc giả – sách đã trở thành nguồn tài liệu mang tính tương tác nhờ có phương pháp học tự định hướng.

Nhưng đối với phần lớn các sách mà nhiều người trong chúng ta đọc để lấy thông tin và tri thức thì phương pháp đọc lấy thông tin này thích hợp hơn là đọc từ đầu đến cuối cuốn sách. Thay vì sự tẻ ngắt đi theo sở thích của các tác giả thể hiện trong những thông tin mà họ đưa ra, chúng ta có thể tìm kiếm những mẩu thông tin nhỏ lý thú mà chúng ta cần để đạt được mục tiêu.

Bài tập dưới đây, do Giáo sư Robert Smith ở Đại học Bắc Illinois phát triển cho khóa học đầu tiên về phương pháp học, sẽ giúp bạn thực hiện điều này. 

 

9 bước đọc lấy thông tin

 

Bạn cần thông tin từ một cuốn sách mà bạn chưa đọc, hãy đọc bìa, mục lục, một số thông tin mở đầu (lời tựa, lời nói, đầu, giới thiệu), phụ lục:

1/ Mở trang đầu và đọc xem nhà xuất bản viết gì về cuốn sách.

2/ Giở ngược lại và đọc xem nhà xuất bản nói gì về tác giả và trình độ chuyên môn của họ để viết một cuốn sách như vậy.

3/ Chuyển qua phần mở đầu (lời tựa, lời nói đầu, phần giới thiệu) và đọc xem tác giả hay người biên tập muốn hướng tới điều gì trong cuốn sách.

4/ Mở phần mục lục xem tác giả đã tổ chức thông tin thành từng phần, từng chương, hay các phần nhỏ hơn như thế nào.

5/ Giở qua cuốn sách, lướt nhanh hay đọc nhanh một đoạn, một tiêu đề thu hút sự chú ý của bạn. Cố gắng nắm được tinh thần chung của cuốn sách.

6/ Đặt cuốn sách xuống và viết ba câu hỏi liên quan đến vấn đề bạn thấy tò mò sau lần xem qua đầu tiên này.

7/ Tiếp theo, xem xét câu hỏi đầu tiên và tìm trong đó một từ hoặc một cụm từ khóa mà bạn nghĩ có thể có trong phần phụ lục. Mở phần phụ lục và tìm kiếm từ khóa; nếu bạn không tìm thấy, thử tìm một từ đồng nghĩa. Nếu cũng không có từ đồng nghĩa, hãy xem phần mục lục có thể dẫn bạn đến phần có câu trả lời cho câu hỏi của mình.

8/ Bây giờ lật sách đến phần liên quan đến câu hỏi của bạn và tìm câu trả lời. Nếu tác giả chỉ dẫn đến một phần khác trong cuốn sách, theo chỉ dẫn này cho đến khi có được đầy đủ thông tin liên quan đến câu hỏi.

9/ Áp dụng quá trình tương tự đối với câu hỏi thứ hai và thứ ba.

[...]

Điểm cơ bản của bài tập này là phát hiện khi bạn đặt ba câu hỏi. Đó không phải là sau khi bạn đã đọc toàn bộ cuốn sách từ trang này sang trang khác. Thay vào đó, bạn mới chỉ lướt qua nội dung cuốn sách lần đầu tiên. Khi đó bạn đã có thể dễ dàng xác định cuốn sách này có hữu ích cho bạn hay không – có nghĩa là tác giả có nói về điều gì quan trọng liên quan tới điều mà bạn muốn tìm hiểu hay không. Nếu không, bạn không cần thiết phải đọc thêm nữa.

Tuy nhiên, có điều thú vị là nếu bạn đã có một cái nhìn tổng quan về vấn đề mà bạn muốn tìm hiểu thì chỉ một lần đọc lướt qua như vậy cũng có thể gợi cho bạn những câu hỏi cụ thể hơn mà có thể tìm được câu trả lời trong cuốn sách. Tất nhiên, cũng có nhiều thông tin khác trong cuốn sách đó ngoài những câu trả lời bạn cần, nhưng bạn sẽ quyết định mức độ phù hợp của những thông tin đó đối với nhu cầu của bạn. Có thể việc tìm kiếm phần trả lời cho ba câu hỏi đó sẽ dẫn bạn đến quyết định đọc toàn bộ cuốn sách. Mặt khác, có thể chi ba câu trả lời là toàn bộ những gì bạn cần ở cuốn sách đó, và bạn có thể chuyển sang đọc cuốn sách tiếp theo. 

Tags: