Có phải hào phóng thật sự là cho đi nhiều hơn: Hãy từ thiện nếu hành động đó xuất phát từ trái tim
Có phải hào phóng thật sự là cho đi nhiều hơn: Hãy từ thiện nếu hành động đó xuất phát từ trái tim
Ai là người hào phóng nhất thế giới? Bạn hãy thử hỏi câu này với bất kì ai và câu trả lời phổ biến nhất sẽ là Bill Gates, người sáng lập Microsoft. Theo trang Business Insider’s, trong số 20 người hào phóng nhất thế giới, Bill Gates đứng ở vị trí đầu tiên với 27 tỉ USD tiền từ thiện. Nhưng có thật Bill Gates là một người hào phóng

Câu hỏi này có vẻ vô lý và thừa thãi? Người ta còn đòi hỏi gì từ ông nữa?

Nhưng có một điều cần xem xét, đó là một phẩm chất cao đẹp như sự hào phóng rất phức tạp. Nó liên quan đến nhiều thứ hơn chỉ là cách ứng xử bên ngoài. Mỗi tâm tư, cảm giác và động cơ nằm sâu bên trong mỗi người cũng quan trọng. Nếu những thứ kia mà không có gì tốt đẹp, thì người đó không xứng đáng được gọi là người hào phóng. Các phẩm chất khác cũng cần những điều tương tự, ví dụ như cảm thông, khiêm tốn và vị tha.

Vậy điều gì cần thiết để một ngườ có thể được gọi là ‘hào phóng’ bên cạnh việc liên tục quyên góp tiền, thời gian và công sức? Các triết gia có lẽ sẽ có rất nhiều điều để nói cho chúng ta, giúp chúng ta trả lời câu hỏi này, đặc biệt dưới ánh sáng của thời kì triết học nghiên cứu đạo đức và phẩm chất con người trong những thập kỉ gần đây. Nhưng hóa ra lại không. Sự hào phóng là một phẩm chất bị đặt bên lề khỏi những nghiên cứu học thuật và có lẽ gần như hầu hết các công trình triết học. Có rất ít đề tài viết về sự hào phóng trong dòng chảy chung của triết học từ năm 1975.

Tôi muốn đưa ra ba yếu tố cần thiết để chúng ta có thể đánh giá một người là hào phóng. Có lẽ có nhiều hơn, nhưng đây là những điều thú vị đáng gây tranh cãi nhất.

Đầu tiên hãy xem xét ví dụ sau:

Jones đã chán ngấy những đĩa CD trên xe của anh; đã nhiều năm liền anh không bật mấy chiếc đĩa này lên và chúng dần bám bụi. Một ngày nọ, anh lái xe qua một trung tâm từ thiện là Goodwill và quyết định bỏ chúng đi, nên anh đã quyên góp tất cả cho trung tâm.

Những gì Jones làm không hề sai. Nó rất đáng khen ngợi và Goodwill có thể dùng nó vào mục đích tốt. Nhưng hành động quyên góp này có hào phóng không? Có lẽ là không. Nếu Jones vẫn còn yêu thích những CD này và nghĩ rằng quyên góp chúng có thể làm điều gì đó tốt hơn cho thế giới, thì đó chính là hào phóng. Nhưng anh đã lờ chúng đi từ lâu. Khi hành động hào phóng, một người nên cho đi cái gì đó có giá trị với anh ta, cái gì đó mà anh quan tâm, dù chỉ là một chút.


Bây giờ là một ví dụ khác:

Amanda đã quyên góp cho nhiều tổ chức từ thiện và hôm nay cô nhận được bằng khen và chứng nhận vì cộng đồng. Mặc dù cô không nói điều này với bất kì ai nhưng động cơ của cô khi làm từ thiện là được nổi tiếng và mọi người công nhận.

Một lần nữa, chúng ta có thể cùng đồng ý rằng nhờ từ thiện của Amanda mà thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Thật may mà cô đã giúp nhiều người qua nhiều năm, nhưng ở đây cũng không phải trường hợp thể hiện sự hào phóng. Nó cũng giống như việc từ thiện để trốn thuế, để được lên thiên đàng sau khi chết hay để xoa dịu tội lỗi lương tâm. Tất cả điểm chung của họ đều là vì mục đích vị kỉ. Người đóng góp tiền hoặc thời gian của mình vì những lý do này cuối cùng chỉ quan tâm đến bản thân mình, chứ không phải vì những người được giúp đỡ bởi quyên góp.

Vì vậy, yêu cầu thứ hai là về động cơ của một người hào phóng trong việc quyên góp phải là vị tha, hoặc quan tâm đến hạnh phúc của những người sẽ được giúp đỡ, bất kể những người quyên góp có được hưởng lợi trong tiến trình hay không. Nếu cô ấy làm thế, điều đó thật tuyệt! Nhưng nếu cô ấy không làm vậy thì cũng ổn thôi. Lợi ích của cô không phải là vấn đề.

Nếu điều này là đúng, thì nó sẽ thử thách tất cả sự hào phóng trên đời này nếu như thật sự không gì gọi là ‘động cơ vị tha’ trên đời. Có lẽ mọi thứ chúng ta nhắm đến đều là do lợi ích của chính bản thân mình. Vậy nên ‘hào phóng’ là một khái niệm không tồn tại.

Nhưng thật may mắn là các nghiên cứu tâm lí học chỉ ra điều ngược lại. Hóa ra động cơ vị kỉ là có thật. Điều thú vị là, cho đến giờ này thì các nhà khoa học nói rằng điều này chỉ xảy ra qua khả năng thấu cảm. Nếu bạn đồng cảm với đau khổ của người khác, thì nhiều khả năng bạn sẽ giúp họ và có một cơ hội tốt là động lực của bạn sẽ là vị tha.

Sự hào phóng có tồn tại, nhưng có vẻ như trước hết nó yêu cầu sự đồng cảm trong tâm hồn. Đó là lý do tại sao yêu cầu thứ ba và cuối cùng tôi muốn đề cập ở đây đang diễn ra ở trên và hơn thế nữa. Điều này có thể được minh họa bằng ví dụ sau:

Giáo sư Smith vừa mới gặp mặt một sinh viên về nghiên cứu của cô. Khi rời đi, cô nói rằng: “Cảm ơn thầy vì đã dành thời gian để gặp em.”

Giáo sư trả lời với một giọng hoàn toàn nghiêm túc: “Đừng nghĩ nhiều, tôi chỉ làm việc của mình thôi. Các giáo sư được yêu cầu phải gặp sinh viên trong giờ hành chính nếu không bị trùng lịch giảng dạy. Hẹn gặp em trên lớp vào sáng hôm sau.”

Sau đó ông đóng cửa.

Lại một lần nữa, chúng ta có thể ngưỡng mộ giáo sư, nhưng đó không phải sự hào phóng.

Các hành động hào phóng là một món quà. Và quà tặng thì không cần phải được yêu cầu. Nó cần phải được thoải mái và không giữ lại chút nào vì tiếc nuối. Đó mới là một hành động xuất phát từ trái tim hào phóng và chúng ta tự do trong đạo đức khi làm đièu đó. Chúng ta vượt lên trên tiếng gọi của nhiệm vụ.

Vậy Bill Gates có hào phóng không? Không thể chắc chắn điều này. Ông ấy có vẻ hào phóng nhưng chúng ta không biết câu chuyện đằng sau nó. Bill Gates nói: “Không phải lúc nào cũng tồn tại sự công bằng, cuộc sống luôn có những điều không được như ý muốn.

Nhìn chung thì khi nhìn xem một người có hào phóng hay không, chúng ta có thể nhìn vào các dấu hiệu sau:
Món đồ quyên góp đó có quan trọng với người đó, và người đó có quan tâm không?
Nếu họ có nhận được phần thưởng bên ngoài như sự nổi tiếng hay trốn thuế khi làm từ thiện không?
Có phải người đó dường như đang quyên góp vì họ nghĩ rằng đó là nghĩa vụ bắt buộc, hay đây là món quà miễn phí của tiền bạc hoặc thời gian mà cô ấy có thể đã sử dụng theo những cách khác?

Dĩ nhiên đây không phải là phép thử hoàn hảo. nhưng chúng có thể giúp chúng ta thấu hiểu trái tim người khác và cả của chúng ta.

Theo Aeon

Tags: