Tại sao sống chung trước hôn nhân lại trở nên phổ biến như vậy? Sau đây là các nguyên nhân giúp bạn lý giải hiện tượng này.
Đầu tiên, ta hãy nhìn từ góc độ tâm lý. Sống chung trước hôn nhân ngầm hiểu là một cặp đôi đang ngủ cùng nhau trước hôn nhân, một việc làm trái với những lời dạy của các loại tôn giáo. Khi các khái niệm tôn giáo không có khả năng chi phối lớn trong nền văn hoá, nỗi ê chề trước gia đình hay xã hội về chuyện sống chung thường giảm đi đáng kể và thái độ chấp nhận của những người xung quanh cũng sẽ tăng lên.
Lý do khác cho việc sống thử lại liên quan đến thực tế nhiều hơn. Chẳng hạn, các cặp đôi thường viện đến lợi ích kinh tế - cùng nhau chia sẻ tiền thuê nhà, đồ nội thất… Đó được xem là động lực khiến họ quyết định “góp gạo thổi cơm chung”.
Tuy vậy, nguyên nhân dễ thấy nhất đưa các cặp đôi đến quyết định sống chung trước khi cưới là nhằm thử nghiệm xem liệu họ có thể cùng nhau chung bước trên quãng đường dài phía trước hay không. Do tỷ lệ ly dị ngày càng tăng nên đàn ông và phụ nữ đều tìm đến sống thử như một cách giảm thiểu rủi ro, chi phí để nếm trải một mối quan hệ gần giống với hôn nhân và tránh những con đường chông gai do bố mẹ vạch ra. Thực tế, 2/3 thanh niên tin rằng, sống chung trước hôn nhân là một biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng ly hôn và đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc mãi về sau.
Vậy suy nghĩ này có dựa trên bằng chứng nào không?
Lời đáp cho câu hỏi này thường khiến người nghe không hài lòng. Những người tuân theo các chuẩn mực do một số tôn giáo đề ra thường nhìn chuyện sống thử dưới góc độ tiêu cực. Trong khi đó, một nghiên cứu gần đây lại đưa ra quan điểm tích cực hơn. Tuy nhiên, những người ủng hộ sống chung trước hôn nhân lại thường thờ ơ với những bằng chứng về lợi ích của việc sống thử. Thay vào đó, họ thường dựa trên bằng chứng mang tính giai thoại về những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của hành động này.
Như thường lệ, thực tế lại trần trụi hơn những gì mọi người có thể tưởng tượng ra. Chính chứng cứ có sẵn lại đang thách thức cả quan điểm cổ suý lẫn phản đối chuyện sống thử.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem cả hai mặt của đồng tiền để thấy các cặp đôi nên hay không nên sống thử trước khi kết hôn.
Đối với những người sùng đạo, lời đáp cho câu hỏi liệu có nên “ăn chung mâm, ngủ chung giường” trước khi kết hôn hay không đơn giản là “không”. Nhưng đối với những cặp đôi không ngả theo trường phái tôn giáo nào thì những mục tiêu dưới đây có thể giúp họ trả lời câu hỏi mà đáng lẽ ra cần được xem xét một cách nghiêm túc. Vì câu trả lời sẽ liên quan trực tiếp đến hạnh phúc của mỗi người và của cả đôi bên nam nữ.
Sống thử ảnh hưởng thế nào đến sự ổn định và cảm giác hài lòng cho hôn nhân tương lai
Tuy nhiên, 12 cuộc nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1970 đã chỉ ra rằng, kết quả trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Chính việc sống chung trước hôn nhân lại khiến cuộc hôn nhân của các đôi uyên ương kết thúc chóng vánh và dẫn đến tỷ lệ ly hôn ngày một gia tăng. Cơ quan nghiên cứu nhận thấy rằng, số cặp đôi từng sống chung trước khi kết hôn có tỷ lệ chia tay cao hơn 33% so với những cặp đôi chưa từng sống thử.
Các nhà nghiên cứu gọi khám phá nghịch lý này là “hiệu ứng sống thử” và thường phỏng đoán rằng, nó sẽ có tác dụng với những người quyết định sống chung hơn là các cặp đôi cưới rồi mới ở cùng nhau. Lý do là bởi những người không theo tôn giáo nào và không ép buộc bản thân gìn giữ cuộc sống hôn nhân thường dễ dàng nghĩ đến chuyện chia tay khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Do vậy, ảnh hưởng của việc sống thử là sự tương quan chứ không phải là quan hệ nhân quả.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu vẫn nhận ra ảnh hưởng của sống thử khi điều chỉnh các yếu tố như tôn giáo, chính trị và giáo dục. Do vậy, các nhà nghiên cứu hàng đầu đi đến kết luận rằng, bản thân việc sống thử đã gây ra ảnh hưởng nhất định, làm tăng nguy cơ ly hôn và giảm sự hài lòng trong đời sống gia đình giữa các cặp đôi.
Tuy nhiên, khi hiện tượng sống chung trước khi kết hôn ngày càng trở nên phổ biến hơn, được nhiều bạn trẻ lựa chọn thì những tác động tiêu cực mà nó gây ra cho các vụ ly hôn đương nhiên lại giảm đi và thậm chí biến mất. Một nghiên cứu gần đây chỉ phân tích những cặp đôi đã cưới vào năm 1996, nhận thấy rằng, sống thử, kết hôn và sự ổn định sau khi kết hôn không có mối liên hệ nào. Tương tự như vậy, một báo cáo do CDC thực hiện vào năm 2012 đã chỉ ra rằng, mối liên hệ giữa sống chung và sự bền vững trong cuộc hôn nhân đầu tiên đã giảm dần theo thời gian.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là, các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy những bằng chứng cho thấy, sống chung không gây tổn hại đến tính bền vững của các cuộc hôn nhân. Ấy vậy nhưng, họ lại không thể tìm ra bằng chứng nào cho thấy sống chung có thể giảm tỷ lệ ly hôn.
Hơn nữa, ngay cả khi các cặp đôi từng chung sống trước khi kết hôn không chia tay nhưng nhiều chứng cứ lại cho thấy, họ không hề hạnh phúc trong đời sống vợ chồng của mình. Hầu hết các nghiên cứu trước đó đã nhận thấy mối liên hệ giữa khế ước tiền hôn nhân và sự suy giảm cảm giác hài lòng trong hôn nhân. Mặc dù, ngày càng nhiều nghiên cứu gần đây chứng tỏ, ngay cả khi điều chỉnh một vài yếu tố tác động, những đôi vợ chồng từng sống chung trước khi kết hôn hoặc đính ước đều chịu nhiều tác động tiêu cực hơn, làm giảm cam kết cá nhân, chất lượng mối quan hệ và sự tự tin trong mối quan hệ, và tỷ lệ ly hôn của họ cao gấp 2 lần các cặp đôi chưa từng sống thử.
Tất cả những điều đó nói lên rằng, mặc dù mọi người nghĩ bạn sẽ phát điên khi cưới người mà bạn chưa từng chung sống trước đó nhưng trên thực tế, sống thử không mang lại giá trị đảm bảo nào và không tạo ra lợi thế nào cho các cặp đôi khi họ muốn chung bước ở tương lai.
Bởi vậy, một nhà nghiên cứu đã tổng hết lại như sau: “Các nhà khoa học chưa tìm ra bằng chứng nào cho thấy sống thử sẽ khiến đời sống hôn nhân của các cặp đôi hạnh phúc hơn”.
Kết luận cuối cùng ở đây là gì?
Sống thử không đem lại tác dụng tích cực nào cho cuộc hôn nhân của các cặp đôi. Trong cuốn “The Defining Decade” (tạm dịch là “Những năm tháng quyết định cuộc đời), nhà tâm lý học Meg Jay, một chuyên gia về nghiên cứu lứa tuổi 20-29, quan sát thấy rằng, việc sống với ai đó dường như giống với “một giao điểm giữa bạn cùng phòng đại học và đối tác làm tình hơn là sự cam kết lâu dài giữa hai vợ chồng”. Cô miêu tả trải nghiệm của một cặp đôi sống thử điển hình như sau:
Jay kết luận rằng:
Nghiên cứu chỉ ra rằng, “Những cặp đôi từng sống chung trước hôn nhân đều phát hiện ra các vấn đề tiêu cực trong việc giải quyết nhiều rắc rối so với các cặp đôi chưa từng sống chung”, điều này có thể vẫn xảy ra ngay cả khi các yếu tố như biến động xã hội được kiểm soát. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, sống chung trước hôn nhân được xem như một phép thử tạm thời, những người trong cuộc thường ít có động lực thực sự đào sâu và học hỏi các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhằm giúp cho mối quan hệ và cuộc hôn nhân của họ dài lâu hơn.
Một yếu tố ngày càng khiến các cặp đôi từng sống thử không còn giữ được ngọn lửa đam mê là dường như họ đã “giải quyết” cho nhau. Họ sa chân vào hôn nhân chứ không phải đưa ra quyết định lấy vợ hay lấy chồng.
Sa chân vào hôn nhân và đưa ra quyết định kết hôn
Điều không may là, sống thử lại thường làm giảm đi tác dụng của những quyết định có chủ ý, một yếu tố cần thiết để đưa đến một cuộc hôn nhân thành công.
Jay lưu ý rằng, “Việc chuyển từ hẹn hò sang ngủ chung rồi đến sống thử có thể là một con đường dốc tăng dần, sự kiện này lại không được đánh dấu bằng nhẫn cưới, lễ cưới hay thậm chí một cuộc trò chuyện nào”.
Giáo sư nghiên cứu Scott Stanley gọi động lực này là “sa chân và quyết định”.
Trên thực tế, hai phần ba số các cặp đôi sống thử đều chỉ là những người “nhắm mắt đưa chân”, họ không thảo luận nhiều về quyết định đi chung đường.
Việc thiếu cân nhắc có thể là do họ quan niệm sống thử mang đến rủi ro thấp; nếu mọi chuyện không “xuôi chèo mát mái”, họ sẽ “đường ai nấy đi”. Thật quá dễ dàng!
Dù việc chia tay quá dễ dàng, những người trong cuộc không gặp bất cứ phiền hà nào với các thủ tục ly hôn nhưng về mặt tâm lý, họ sẽ phải trải qua những cảm giác khó khăn hơn họ tưởng. Jay giải thích rằng, các cá nhân từng sống chung trước hôn nhân sẽ không thể đoán trước được các yếu tố trong kinh tế học hành vi khi nói về người tiêu dùng. Hành động “mặc cả”, “nợ tiền” không chỉ diễn ra ở chợ mà còn trong các mối quan hệ và có thể khiến việc sa chân vào một mối quan hệ khó khăn hơn rất nhiều so với việc rút chân khỏi chuyện tình cảm với ai đó.
Khi một cặp đôi dự định ở chung căn hộ, cùng nuôi chó hoặc cùng chơi với một nhóm bạn thì ý chí phá bỏ những thói quen đó ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nếu như phải bắt đầu lại từ đầu thì việc này đòi hỏi quá nhiều nỗ lực. Ai cũng cảm thấy rằng, cứ để mọi việc như chúng vẫn thế dù cho chúng không thật sự lý tưởng.
Do giam chân mình với người yêu trong trải nghiệm sống thử nên họ đã bỏ lỡ cơ hội hẹn hò với những người có thể phù hợp với họ hơn.
Nói một cách nghiêm túc, liệu nghiên cứu này có chứng tỏ rằng, “các cặp đôi chưa kết hôn nếu trải qua thời gian sống thử sẽ đi đến quyết định cưới nhau”. Họ sẽ bước theo lối đi quen thuộc: “Chúng tôi có thể chia sẻ căn hộ bởi vì chúng tôi đã dành quá nhiều tiền và thời gian bên nhau. Điều này dần trở thành “chúng tôi nên ở chung bởi vì chúng tôi không thể tìm được ai khác” và cuối cùng “chúng tôi kết hôn bởi vì chúng tôi đã từng sống quá lâu bên nhau”.
Điều này đặc biệt đúng với những cặp đôi trên 30 tuổi khi ngày càng nhiều bạn bè họ đã đi lấy vợ, lấy chồng, chỉ còn mỗi họ vẫn trong tình trạng độc thân. Viễn cảnh tìm kiếm người mới ngày càng trở nên mong manh. Chính suy nghĩ đó đã thôi thúc các cặp đôi ở bên nhau, bất chấp các mối lo âu. Một chú chim nằm trong lòng bàn tay ai đó dường như còn tốt hơn hai chú chim đứng tách biệt giữa bụi rậm.
Jay đưa ra giả thuyết rằng, hiệu ứng sa chân vào sống thử có thể ngăn cản các cặp đôi cảm thấy họ không cố tình chọn nhau, dẫn đến những bất trắc và không hạnh phúc trong đời sống hôn nhân của họ.
“Xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự tiện lợi và mơ hồ có thể ảnh hưởng đến quá trình công khai chuyện tình cảm giữa đôi bạn trẻ với mọi người rằng. Tất cả chúng tôi nên cảm thấy tự tin rằng, chúng ta đang lựa chọn người yêu và người yêu đang chọn chúng ta bởi vì chúng ta muốn ở bên nhau, chứ không phải bởi vì ở cùng nhau thì tiện lợi hoặc bởi vì chia tay thì bất tiện”.
Cô ấy kết luận rằng:
Kết luận
Nguy cơ sa chân và nguyện vọng gắn kết không có nghĩa là bạn phải kết hôn rồi mới sống chung.
Các nghiên cứu được tiến hành trên ba nhóm: các cặp đôi chưa từng sống thử, chỉ sống với người họ dự định kết hôn; những cặp đôi mới đính ước đã dọn về sống chung và những đôi uyên ương chỉ sống cùng nhau sau khi thực sự đã kết hôn. Kết quả cho thấy, cả ba nhóm đối tượng này đều có tỷ lệ ổn định về hôn nhân như nhau. Nghi lễ đính ước, lên kế hoạch chu đáo cho lễ cưới, sinh con… sẽ đem đến một cuộc sống hạnh phúc.
Tuy vậy, nếu bạn vẫn muốn đợi đến khi đính ước rồi mới sống cùng nhau thì tại sao bạn không cố gắng chờ thêm một chút nữa, tức là dọn về sống chung khi cả hai đã chính thức trở thành vợ chồng? Khách quan mà nói, điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến những cơ hội mang đến niềm hạnh phúc và sự vững bền cho cuộc hôn nhân của bạn. Ở góc độ chủ quan, sống thử càng thúc đẩy đôi bạn trẻ đi đến kết hôn. Để thốt ra câu nói “Con đồng ý” trước bàn thờ Chúa, bạn bè, gia đình và sau đó trở về với căn hộ hai người cùng chung sống suốt một thời gian dài trước đó hay đưa cô dâu của bạn đến một nơi ở mới, một cuộc sống hoàn toàn mới thì đó không phải là lựa chọn của riêng mỗi mình bạn, cô ấy hay anh ấy mà phải là của cả hai bạn.
Theo Art of manliness
Minh Phương