Chúng ta làm gì khi đi vệ sinh: Khoa học hành vi về Toa lét
Chúng ta làm gì khi đi vệ sinh: Khoa học hành vi về Toa lét
Hãy để Read Station tiết lộ cho bạn biết những bí mật “siêu hay ho” về nhà vệ sinh mà các nhà nghiên cứu đã khám phá trong 50 năm qua. Chẳng hạn như: Phụ nữ dành thời gian ở Toa lét gấp đôi nam giới; Đàn ông càng đứng gần nhau thì càng khó “tè”.

Hãy để Read Station tiết lộ cho bạn biết những bí mật “siêu hay ho” về nhà vệ sinh mà các nhà nghiên cứu đã khám phá trong 50 năm qua. Chẳng hạn như: Phụ nữ dành thời gian ở Toa lét gấp đôi nam giới; Đàn ông càng đứng gần nhau thì càng khó “tè”. Hay, khi đang làm chuyện “ấy”, thì 75% mọi người sử dụng điện thoại, 10% mua hàng online và 8% còn từng ăn trong đó!

 

Mời các bạn cùng theo chân các nhà khoa học khám phá một trong những nơi bí hiểm nhất trên Trái Đất này mà các camera tân tiến nhất hiện nay vẫn còn chưa đột nhập được. Nhà vệ sinh là một phát minh mới mà khi ở trong đó những hành vi kỳ quoặc nhất của con người được bộc lộ. Ví dụ như khi ở trong đó, tại sao con trai lại thường nhổ nước bọt khi tè? Tại sao việc tán dóc khi làm chuyện “ấy” lại là điều cực kì cấm kị? Tại sao dán một con ruồi lên bồn tiểu lại làm giảm khả năng “vương vãi” ra xung quanh?

 

Và trước khi bạn tìm câu trả lời trong bài báo phía dưới, Read Station xin nhắc bạn hãy cẩn trọng khi dùng xà phòng và máy sấy khô trong các nhà vệ sinh công cộng, vì nó bẩn hơn bạn tưởng nhiều. Vì “sử dụng xà phòng từ các máy rút là một ý tưởng kinh khủng, bởi vì 1 phần 4 trong số chúng thường đầy phân và vi khuẩn coliform đến mức bàn tay của bạn có thể bẩn hơn trước khi bạn rửa chúng.” Hay “Trong một nghiên cứu, các vi khuẩn trong không khí đếm được cao gấp 27 lần ở gần nơi có máy sấy tay hơn là chỗ lấy giấy lau và những máy sấy có động cơ mạnh làm vi khuẩn tăng lên 4.5 lần so với mấy sấy thông thường.” Bởi vì “nghiên cứu cho thấy một tác dụng phụ đáng tiếc của máy sấy tay là chúng làm bắn vi trùng ra mọi nơi”

 

Tất cả những gì chúng ta biết về hành vi toa lét của con người

 

Nhà nhân học Horace Miner từng viết về dân Hoa Kỳ, một dân tộc vùng Bắc Mỹ kì quái hay thực hành một chuỗi các nghi thức y hệt nhau như khi ở điện thờ chung, mà vờ như chuyện đó hoàn toàn tối mật.

 

Tất nhiên ông đang chế nhạo người Mỹ trong các nhà vệ sinh công cộng, và những thói quen phổ biến diễn ra trong đó thực sự sẽ rất kì cục nếu bạn suy nghĩ về chúng. Ví dụ tạo sao việc nói chuyện trong nhà vệ sinh lại thường bị mọi người cau mày? Tạo sao những cuộn giấy đôi trong nhà vệ sinh thường hết giấy cùng một lúc? Tại sao con trai lại nhổ nước bọt khi tè?

 

Để làm sáng tỏ những bí ẩn trên, trang Science of Us đã lọc và tổng hợp hàng núi các nghiên cứu về hành vi trong nhà vệ sinh và bật mí những kết quả đầy thú vị này, từ những kiểu vẽ graffiti phổ biến nhất trong nhà vệ sinh, tới sự khác biệt trong nỗi lo lẵng khi đi tè giữa nam và nữ, tới những kiến thức quan trọng về cuộc tranh luận về hướng cuộn giấy vệ sinh. Hãy coi đây là bài đọc hoàn hảo khi "bản năng" vẫy gọi bạn.

 

Cách mọi người chọn buồng vệ sinh hoặc bồn tiểu
 

Theo một cuộc khảo sát về thói quen của những người đi Toa lét, về chuyện chọn buồng vệ sinh như nào:

 

Nếu có 3 buồng trống, đàn ông sẽ:

  • Chọn cái bên trái 28% thời gian
  • Chọn cái ở giữa 40% thời gian
  • Chọn cái bên phải 32% thời gian

 

Cũng tình huống tương tự, phụ nữ sẽ:

  • Chọn cái bên trái 34% thời gian
  • Chọn luôn cái ở giữa 29% thời gian
  • Chọn cái bên phải 37% thời gian

 

Nhưng khi buồng bên trái đã bị chiếm, đàn ông sẽ:

  • Chuyển ra xa phía bên phải 74% thời gian

 

Phụ nữ, trong tình huống tương tự

  • Cũng chuyển ra xa phía bên phải 65% thời gian

 

Nếu có các lựa chọn giống hệt nhau được bày ra theo hàng, mọi người "đa phần thường lựa chọn cái ở giữa." Vấn đề là các buồng về sinh hoặc chỗ đi tiểu thường hiếm khi giống hệt nhau, và con trai thường chọn cái nào gần cửa đi vào, trong khi phụ lại hướng tới chỗ nào xa cửa hơn.

 

Mọi người đi tè như nào

 

Đàn ông coi những người đàn ông khác như những đồ vật. Theo chuyên đề năm 1963 của Erving Goffman trong cuốn sách Hành vi ở nơi công cộng, việc chạy tới bắt chuyện một người bạn trong nhà vệ sinh thường sẽ làm người đó bơ bạn - "người đó sẽ thể hiện ra bề ngoài đủ để người kia hiểu rằng tớ biết cậu cũng đang ở đây cùng...trong khi đồng thời rút lui sự chú ý khỏi người bạn kia để diễn đạt rằng cậu ta không phải là một điều gì đặc biệt chú ý gì cả". Khi bị bắt chuyện trong nhà vệ sinh, bạn sẽ áp đặt một cách đối xử phi con người, hoặc giả vờ rằng sự xuất hiệu của người bạn kia chỉ là một phần của không gian xung quang, một đồ vật "không đáng để liếc nhìn." (Goffman nói rằng nói chuyện khi đi tiểu được cho phép miễn là nó diễn ra như kiểu bạn đang nói với bức tường hoặc là với hư không)

 

Nam giới cũng thường phải tuân theo vô số những luật bất thành văn. Một học giả hệ thống hóa nghi thức đi tiểu theo các quy tắc sau: "Đừng đứng trực tiếp cạnh một người đàn ông khác khi đi tiểu" "Đừng nhìn người khác khi đi tè, và nếu có thể, hãy giữ việc trò chuyện ở mức tối thiểu nhất có thể." "Nếu bạn "vẩy" nó nhiều hơn hai lần, bạn đang chơi đùa với nó đấy."

 

Đàn ông thường bị lo lắng khi đang tè; phụ nữ, thì thường không nhiều đến thế. Có hai nỗi ám ảnh xã hội mà đàn ông có tỉ lệ cao hơn nhiều phụ nữ: phải trả lại đồ cho cửa hàng khi đã mua, và tè trong phòng vệ sinh công cộng.

 

Và khi đi tè càng gần nhau, đàn ông càng khó cho "cái ấy" tuôn trào hơn: Trong một nghiên cứu, các tác giả đã theo dõi một chuỗi 3 lần đi tiểu và tính giờ ra rằng: nếu đối tượng ở một mình, họ chỉ mất 4.9 giây, 6.2 giây nếu có một người kế bạn và 8.4 nếu có ai ở gần.

 

Một điểm đen có thể giúp giảm thiểu việc tè bữa bãi. Dán decal một con ruồi ở bồn tiểu có thể giảm thiểu việc "vương vãi" tới 80%.

 

Những anh chàng thích giữ chủ quyền (territorial men) thường nhổ bọt vào bồn tiểu trước khi tè. "Nó là một cách để thể hiện mình mạnh mẽ hơn và đánh dấu lãnh thổ của bạn," nhà xã hội học trường đại học Boise State, Robert McCarl nói. "Nam giới thường quan tâm nhiều hơn đến chuyện lãnh địa hơn phụ nữ. Nếu bạn tập hợp một nhóm con trai lại với nhau, thì sẽ rất nhiều chuyện "làm bộ tịch" sẽ xảy ra.”

 

Phụ nữ có khả năng đột nhập nhà vệ sinh nam hơn chuyện ngược lại. Nhưng chỉ khi nào hàng chờ bên phía họ dài hơn.

 

Mọi người cư xử như thế nào trong buồng vệ sinh
 

Buồng vệ sinh trở thành một nơi trú ẩn tạm thời. Theo một nghiên cứu kinh điển về hành vi trong buồng vệ sinh, những người phải giải quyêt "vấn đề" "có thể tuyên bố sở hữu tới bất kì buồng nào chưa có người dùng" nhưng "một khi đã tuyên bố mình dùng buồn đó, một khi cánh cửa nhà vệ sih đã đóng lại, nó sẽ chuyển thành thành một không gian riêng tư mà người đó đóng chiếm, mặc dù đó chỉ là một góc yên tĩnh tạm thời." Nói chuyện giữa các buồng là môt chuyện tiệt nhiên cấm kị - trừ khi bạn là nữ giới, trong một số trường hợp thì theo một số nhà nghiên cứu, việc nói chuyện sẽ đóng vai trò như một lời thú tội trong một nơi linh thiêng như nhà vệ sinh.

 

Không ai thích bị nhòm ngó khi đi nặng. Trong nghiên cứu phía trên, các nhà nghiên cứu không bao giờ có thể quan sát được một người đi nặng trong một toilet không có tường che (nhưng ở một số nơi trên thế giới, các phụ nữ không có nhiều lựa chọn).

 

Trung bình, phụ nữ dành thời gian ở toilet gấp đôi nam giới. Đó là theo một chuyên gia toilet Chuck Gerba; một nghiên cứu khác tìm ra rằng phụ nữ "lâu" hơn nam giới trung bình 61.5 giây.

 

Nhưng phụ nữ không thực sự thích ngồi trong nhà vệ sinh. Chỉ 2% phụ nữ nói rằng họ ngồi trực trực tiếp lên bệ xí trong các phòng vệ sinh công cộng, 85% ngồi không chạm hoặc "ngồi xổm" theo cách nghiên cứu mô tả.

 

Mọi người thường thích làm một chuyện gì khác trong khi họ làm "chuyện đó". 75% mọi người sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, 63% trả lời điện thoại, 41% gọi điện thoại, và 10% đã từng "mua hàng online." Do đó, có tới khoảng 1 trong 6 chiếc điện thoại di động có thể bị nhiễm khuẩn bởi phân. Điều mà gợi nhớ tới một thông tin thú vị liên quan: 8% số người thừa nhận họ đã ăn trong nhà vệ sinh/ phòng tắm (bathroom).

 

Ở châu Âu, thì mọi người lại cư xử khác. Kiến trúc các buồng vệ sinh khác nhau giữa các nền văn hóa, theo giáo sư kiến trúc trường Cornell Alexander Kira: Các phòng vệ sinh châu Âu hoàn toàn khép kín, trong khi thiết kế tiêu chuẩn cho cho các buồng vệ sinh của người Mỹ thường là 2 bức ngăn 1.5m và một cánh cửa cao 30cm từ sàn.

 

Những chủ đề của các bức vẽ graffiti trong phòng vệ sinh
 

Trong các phòng vệ sinh nam, các hình vẽ thường mang tính thô tục. Alfred Kinsey tìm ra rằng 86% các bức vẽ trong phòng vệ sinh nam mang tính khiêu dâm, so với chỉ 25% trong phòng vệ sinh nữ.

 

Một nghiên cứu sau này cho thấy cuộc cách mạng tình dục không làm các hình graffiti về người phụ nữ bớt dơ dáy hơn. Phần lớn những bức vẽ trong phòng vệ sinh nam (75%) là các hình đồng tính luyến ái. Ngoài ra, nghệ sĩ vẽ graffiti nam thường vẽ những bức do yêu cầu người dùng, vẽ những doodle đứng đơn lẻ, và thường chứa những chữ cái đầu của tneen họ. Con gái vẽ graffiti thường lãng mạn hơn, có tính tương tác cao, nhưng thường xúc phạm đối phương hơn nhiều. Và khi họ đã vẽ graffiti lăng mạ, họ tập trung vào hình dáng bên ngoài và sự không chung thủy trong tình yêu hay hôn nhân.

 

Tuy nhiên cũng có một khía cạnh cao đẹp ở các bức graffiti phòng vệ sinh. Đôi khi, những bức vẽ phục vụ một vai trò cao thượng, một nghiên cứu cho biết: như xin lời khuyên, khuyến khích và an ủi người khác và đặt câu hỏi sự bá quyền của nam giới.

 
Mọi người thường sử dụng giấy vệ sinh như nào

 

Phụ nữ sử dụng giấy vệ sinh hơn nhiều nam giới. Họ sử dụng trung bình 7 mẩu vuông trong một lần “ghé thăm” và con trai chỉ sử dụng 2, theo chuyên gia toilet Chuck Gerba.

 

Mọi người thường cuộn hơn là vo giấy vệ sinh. Số người cuộn giấy vệ sinh nhiều gấp đôi số người vo nó, mặc dù nếu bạn trẻ tuổi, dành thời gian lâu hơn trong nhà vệ sinh, và có 2 nhiễm sắc thể X thì sẽ đều nâng cao khả năng vo giấy của bạn....

 

....Với những cuộn giấy đôi - tiêu chuẩn trong ngành - cả hai cuộn thường hết giấy cùng một lúc. Đó là bởi vì, theo một nhà toán học, nhân loại được chia đều giữa những người ông gọi là thích chọn to và thích chọn nhỏ. Những người thích chọn to luôn luôn lấy giấy vệ sinh từ cuộn lớn; những người thích chọn nhỏ thì làm ngược lại.

 

Sự sạch sẽ trong phòng vệ sinh - và cách mọi người đối phó với sự bẩn thỉu

 

Có một tình huống khó sử không hề nhẹ và có thật đối với việc rửa tay sau khi đi vệ sinh. Sử dụng xà phòng từ các máy rút là một ý tưởng kinh khủng, bởi vì 1 phần 4 trong số chúng thường đầy phân và vi khuẩn coliform đến mức bàn tay của bạn có thể bẩn hơn trước khi bạn rửa chúng. Một vụ lật tẩy trên đài phát anh công cộng của Anh về việc sử dụng thuốc tìm ra dấu vết của cocaine trên 92% các phòng thay đổi cho trẻ em (baby-changing stations). Tuy sạch sẽ là chuyện quan trọng, nhưng nó không quá quan trọng đến thế: chỉ 29% những người được hỏi trong một cuộc khảo sát nói rằng họ không bao giờ quay lại một nhà hàng có nhà vệ sinh bẩn, và phần trăm những người 1 đi không trở lại tăng dần với độ tuổi. Tỉ lệ là 20% đối những người từ 18-34 tuổi, và 33% với những người từ 35 và già hơn.

 

Mọi người cũng định nghĩa về sự mất vệ sinh trong nhà vệ sinh theo nhiều cách khác nhau. Không nhất thiết là chỉ dựa trên lượng bùn đất: 84% cho rằng nhà vệ sinh là bẩn nếu hết giấy vệ sinh, và 76% sẽ nói vậy nếu hết xà phòng.

 

Năm 2012, Bắc Kinh thông qua luật 2 con ruồi cho các nhà vệ sinh công cộng: Các quan chức thành phố khuyến nghị, bất kì nhà vệ sinh có 2 con ruồi một buồng tiểu là không thể chấp nhận được.

 

Rửa tay và phép vệ sinh

 

Phụ nữ rửa tay sau khi đi vệ sinh hơn nhiều nam giới. Mặc dù nam dân tộc thiểu số (ở Mỹ) thì rửa tay cũng nhiều như những người phụ nữ ra trắng.

 

Mọi người đều nói dối về chuyện rửa tay. Đàn ông và phụ nữ đều phóng đại như nhau về việc họ thường xuyên rửa tay như nào, mặc dù theo một nghiên cứu, chỉ 56% chúng ta bận tâm đến việc khẳng định mình đều rửa tay mỗi khi đi vệ sinh. Một nghiên cứu khác khám phá ra rằng chỉ 32% những người nấu nướng (food-handlers) giữa tay của mình, kể cả khi đó là yêu cầu bắt buộc.

 

Và khi mọi người có rửa tay của mình, họ cũng không giỏi chuyện đó. Chỉ 5% số người làm chuyện đó đủ kĩ để diệt trùng, mặc dù điều nay thay đổi tùy nơi: 97 trong 100 người ở Sân Bay Quốc Tế Toronto rửa tay sau khi dùng nhà vệ sinh, nhưng tại sân bay JFK, con số chỉ là 63 trong 100 người.

 

Nhưng chúng ta, những người bị ám ảnh bởi vi trùng, thì lại tối giản việc sử dụng tay trong phòng vệ sinh. Theo một nghiên cứu bởi một công ty thiết bị vệ sinh, 64% người Mỹ giật bồn cầu công cộng bằng chân của mình, 48% đóng cửa bằng mông của mình và 39% sử dụng cùi trỏ bất cứ khi nào có thể để tránh tiếp xúc bằng tay.

 

Những cuộn giấy thực sự là lựa chọn hợp vệ sinh nhất để làm khô tay. Nghiên cứu cho thấy một tác dụng phụ đáng tiếc của máy sấy tay là chúng làm bắn vi trùng ra mọi nơi. Trong một nghiên cứu, các vi khuẩn trong không khí đếm được cao gấp 27 lần ở gần nơi có máy sấy tay hơn là chỗ lấy giấy lau và những máy sấy có động cơ mạnh làm vi khuẩn tăng lên 4.5 lần so với mấy sấy thông thường.

 

Trạm đọc (Read Station) dịch và tổng hợp

Tags: