Đây là lần thứ hai hiệu sách mang tên Zhongshuge “đổ bộ” vào thủ đô Bắc Kinh. Lần này, tiệm sách này trở thành một phần của trung tâm thương mại Lafayette. Với sự tham khảo kỹ thuật thể hiện từ các khu vườn Trung Quốc cổ điển, nhà thiết kế kết nối các khu vực chức năng khác nhau với các định dạng không gian khác nhau, tạo thành một không gian sống động để khám phá.
Giá sách vừa là một bức tranh canvas vừa là một bức tường, khiến khung cửa hiên trổ ra tựa như một bức tranh đang dần hé mở. Đứng tại ngưỡng cửa nhìn vào, có thể chiêm ngưỡng rõ độ sâu của không gian, khiến ta chẳng thể kìm bước chân khai phá sâu hơn nữa.
Trong khu vực được dựng hình theo lối kiến trúc ấy, nhà thiết kế tạo ra một sự chuyển đổi qua chênh lệch về độ cao bằng cách sử dụng các bậc thang để làm cho mô hình không gian dường như dao động. Bởi vậy, ngay cả những bước đi bộ không chủ ý cũng sẽ tạo ra một giai điệu riêng. Sử dụng quan hệ phối cảnh để tạo ra trải nghiệm ảo ảnh thị giác, các mái vòm được thiết kế lồng vào nhau, giao cắt lẫn nhau. Nét quyến rũ của sự thay đổi khung cảnh trong khu vườn cổ điển ấy không chỉ xuất hiện ở khắp mọi nơi, mà sự khúc xạ của những mặt gương còn mang đến cho nơi này một tác động đặc biệt, tựa như cảm giác siêu thực.
Quầy thu ngân được xây dựng bằng chất liệu đá mài terrazzo, giống như vật liệu thường thấy trong những quán cà phê. Bàn ghế trong quán được sắp xếp ngẫu nhiên nhưng có trật tự, mô phỏng cuộc tụ họp của những người cổ đại trong một bức tranh nổi tiếng của Trung Hoa mang tên "Qu Shui Liu Shang". Bàn và ghế dùng chung tạo điều kiện cho mọi độc giả tới đây ngồi bên cạnh những người với những nhu cầu xã hội khác nhau, cùng nhau tạo nên một khung cảnh trang nhã và thú vị.
Sau cánh cửa, nơi có thể trông thấy một rừng tre, là tiểu khu dành cho văn hoá và sáng tạo. Những nhánh gỗ được đơn giản hóa một cách đặc biệt khéo léo, qua sự sắp xếp đầy điêu luyện, đã thành công mở rộng góc nhìn về không gian. Giữa hai nhành gỗ được kẻ một đường thẳng, và một bốt trưng bày poster hay những cuốn sách đặc biệt được hình thành, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động đa dạng của người sở hữu.
Qua rặng tre và bước vào khu vực nghiên cứu, nhà thiết kế đã tạo ra một bầu không khí thanh lịch hơi hướng nghi lễ và tách biệt, bằng cách sử dụng bố cục đối xứng trung tâm của kiến trúc truyền thống. Giá sách được lấy cảm hứng từ nghệ thuật màn hình, với mặt sau là hộp đèn đóng vai trò như một nguồn sáng. Ánh sáng ấm áp từ ô giấy rơi xuống người đọc, tạo ra một phong vị cổ xưa.
Nếu như có dịp, bạn có muốn ghé thăm tiệm sách này một lần?
Trạm Đọc | via ArchDaily