Dù sức khoẻ thất thường nhưng ở những năm tháng cuối đời, Giáo sư Phan Huy Lê vẫn cố gắng làm việc với tập thể nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam để hoàn thành bộ Quốc sử 25 tập do ông làm chủ biên. Điều đáng tiếc là, ông ra đi khi tâm nguyện hoàn thành bộ Quốc sử vẫn còn dang dở.
Trong vai trò một nhà sử học, ông từng là chủ biên và tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, ấn phẩm giá trị và dưới đây là 5 cuốn sách nổi bật trong di sản của Giáo sư Phan Huy Lê.
Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử
Thể loại: Khoa học xã hội
Số trang: 1032 trang
NXB: Đại học quốc gia Hà Nội
Cuốn sách giới thiệu tổng thể lịch sử, di sản văn hoá Việt Nam cùng một số trung tâm Thăng Long – Hà Nội, trung tâm văn hoá Phú Xuân – Huế, những trung tâm quyền lực thời Bắc thuộc, trung tâm văn hoá thời Trần và một số vùng văn hoá như xứ Thanh, xứ Nghệ Tĩnh, vùng đất Nam Bộ.
Tìm về cội nguồn
Thể loại: Khoa học xã hội
Số trang: 1251 trang
Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
Văn hoá và truyền thống dân tộc luôn gắn liền với con người và là động lực phát triển kinh tế xã hội. Không những vậy, hai yếu tố này còn đóng góp vào việc gìn giữ bản sắc dân tộc và tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh hiện đại.
Đương nhiên, trong quá trình phát triển đó, chúng ta cũng giao lưu, hội nhập văn hoá với các nước và từ đó tạo ra nhiều giá trị văn hoá mới cho dân tộc. Các truyền thống văn hoá đã có từ lâu đời cùng với các giá trị mới được hình thành do quá trình hội nhập với thế giới không ngừng bổ sung và nâng cao nhau.
Tìm về cội nguồn là kết quả nghiên cứu về lịch sử trung đại Việt Nam của tác giả. Công trình này đã góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc, được sử dụng trong quá trình biên soạn giáo trình, chuyên đề giảng dạy đại học, sau đại học, sách giáo khoa phổ thông, sách phổ cập tri thức sử học cho nhân dân. Có thể nói, cuốn sách đã có đóng góp quan trọng trong việc phổ biến và nâng cao nhận thức về quy luật vận động của xã hội và dân tộc Việt Nam.
Lịch sử và văn hoá Việt nam tiếp cận bộ phận
Thể loại: Khoa học xã hội
Số trang: 1050 trang
Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
Cuốn sách bao gồm nhiều bài viết từ sau năm 1998 của Giáo sư Phan Huy Lê, trong đó có báo cáo tại các hội thảo được tổ chức ở trong nước và nước ngoài, đã công bố và chưa công bố, vừa trích dẫn trong sách đã xuất bản do tác giả là chủ biên hoặc đồng tác giả. Ngoài ra, Giáo sư còn viết thêm một số chương cho cuốn sách. Tất cả những bài viết đó được sắp xếp theo các chương như sau:
Huế và Triều Nguyễn
Thể loại: Lịch sử - Địa lý
Số trang: 508 trang
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Những kết quả nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn hơn nửa thế kỷ của Giáo sư Phan Huy Lê, từng được công bố trong các cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, tạp chí Huế Xưa và Nay cùng một số diễn đàn khác, đã được biên soạn lại cẩn thận trong cuốn sách mang nhan đề Huế và Triều Nguyễn. Cuốn sách tập hợp 20 công trình nghiên cứu, gồm các bài viết, bài phát biểu, giới thiệu của Giáo sư về Huế và triều Nguyễn và được chia thành 2 phần:
Các công trình nghiên cứu của tác giả cho thấy một tinh thần nghiên cứu tận tâm, đánh giá khách quan, trung thực, công bằng các thành tựu và hạn chế của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về xứ Huế và vương triều Nguyễn.
Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển
Thể loại: Lịch sử - Địa lý
Số trang: 1500 trang
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Với tư cách là vùng đất giàu trầm tích văn hoá, đa dạng tộc người, tôn giáo lại có vị trí chiến lược quan trọng, Nam Bộ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Mặc dù nhiều hội thảo khoa học về vùng đất này đã được tổ chức, nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực cũng đã được công bố nhưng chúng ta vẫn thiếu một công trình có tầm vóc, quy mô đủ lớn, nghiên cứu toàn diện, liên ngành về các góc cạnh của vùng đất phương Nam.
Vì vậy, sự ra đời của Bộ sách về vùng Nam Bộ, trong đó có cuốn sách Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển đã lấp đầy khoảng trống đó.
Bộ sách này gồm Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển (2 tập) và một Bộ chuyên khảo sâu (gồm 10 tập), nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo và thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê (23/2/1934) là một trong những chuyên gia hàng đầu của nền sử học Việt Nam. Ông từng giữ nhiều trọng trách lớn như:
Ông từng được trao tặng:
Ông sinh ra tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; là hậu duệ cùng họ với thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, thượng thư – nhà văn hoá Phan Huy Vịnh.
Cụ thân sinh là tiến sĩ Nho học Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế.
Mẹ ông là người họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân như Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy.
Lễ viếng và truy điệu Giáo sư Phan Huy Lê sẽ được tổ chức từ 7h30 đến 10h ngày 27/6 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ an táng tổ chức tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, Hà Nội lúc 13h cùng ngày.
Jenny