Tiểu thuyết lịch sử lấy bối cảnh ở Ấn Độ
1/ “A Suitable Boy” (tạm dịch: Anh chàng phù hợp) của Vikram Seth
Lấy bối cảnh ở Ấn Độ sau độc lập, câu chuyện kể về 4 đại gia đình trong suốt 18 tháng. Về cơ bản, đó là câu chuyện về cuộc tìm kiếm chàng trai phù hợp với Lata, con gái bà Rupa. Thông qua câu chuyện, cuốn sách đi sâu vào cuộc sống của những con người bình thường bị mắc kẹt giữa tình yêu, tham vọng, nỗi buồn và định kiến.
Los Angeles Times đã nhận xét rằng: “Một tác phẩm với khả năng kiểm soát nghệ thật tuyệt vời. “A Suitable Boy” mang lại cho người đọc nhiều bài học theo những cách khác nhau.”
2/ “Những đứa con của nửa đêm” của Salman Rushdie
Cuốn tiểu thuyết đoạt giải Booker của Salman Rushdie mô tả quá trình chuyển đổi của Ấn Độ từ một quốc gia thuộc địa sang một quốc gia độc lập. Câu chuyện được kể bởi Saleem Sinai, người được sinh ra vào lúc nửa đêm của ngày Ấn Độ độc lập. Sau đó, anh phát hiện ra rằng tất cả 1001 đứa trẻ sinh vào lúc nửa đêm, bao gồm cả anh, đều sở hữu sức mạnh đặc biệt. Một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn với sự pha trộn giữa hiện thực, lịch sử và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
The New York Times đã nhận xét rằng: “Bản đồ văn học Ấn Độ sắp được vẽ lại… “Những đứa con của nửa đêm” như thể một lục địa đang tìm thấy tiếng nói của mình vậy.”
3/ “The Palace of Illusions” (tạm dịch: Cung điện ảo ảnh) của Chitra Banerjee Divakaruni
“The Palace of Illusions” là tiểu thuyết dã sử, có yếu tố hiện thực huyền ảo. Nó khiến bạn hình dung lại sử thi Ấn Độ nổi tiếng thế giới Mahabharata. Không giống như bản gốc, câu chuyện lần này được kể lại bởi Panchali, vợ của anh em Pandavas huyền thoại. Khi cô sinh ra từ lửa và kết hôn cho đến việc cô tham gia vào cuộc chiến hoành tráng. Một bước đi táo bạo khi kể lại sử thi Ấn Độ từ góc nhìn của một người phụ nữ.
4/ “Cracking India” (tạm dịch: Đột nhập đất Ấn Độ) của Bapsi Sidhwa
Cuốn tiểu thuyết đau lòng này kể về một thời kỳ tàn khốc trong lịch sử: Sự chia cắt Ấn Độ năm 1947. Câu chuyện được kể qua góc nhìn của một cô gái trẻ, Lenny, người đã chứng kiến những hệ lụy khủng khiếp từ sự chia cắt này. Cuốn tiểu thuyết đề cập đến rất nhiều chủ đề phức tạp, từ chính trị đến sự không không dung của tôn giáo.
5/ “The Twentieth Wife” (tạm dịch: Người vợ thứ 20) của Indu Sundaresan
Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn này kể về câu chuyện của một trong những nữ hoàng gây tranh cãi nhất Ấn Độ - Mehrunissa, con gái của một người tị nạn Ba Tư. Và tình yêu của bà dành cho Hoàng tử Salim, sau này bà đã trở thành vợ của ông. Câu chuyện cũng đề cập đến lịch sử của Đế chế Mughal, Akbar đến Jahangir. “The Twentieth Wife” là sự kết hợp tuyệt vời giữa lịch sử và trí tưởng tượng.
6/ “The Jasmin Wife” (tạm dịch: Người vợ Hoa Nhài) của Jane Coverdale
Một câu chuyện lịch sử lãng mạn đầy mê hoặc lấy bối cảnh ở Ấn Độ thuộc Anh. Cô bé Sarah được họ hàng ở Anh nuôi dưỡng. Chẳng bao lâu sau, cô chuyển đến Ấn Độ cùng chồng. Nhưng điều chờ đợi cô chính là cái nóng thiêu đốt và định kiến của xã hội thượng lưu Anh giàu có. Một cuốn tiểu thuyết sẽ đưa bạn đến với cuộc sống tươi đẹp của các hoàng gia ở Ấn Độ.
7/ “The Henna Artist” (tạm dịch: Người nghệ sĩ vẽ henna) của Alka Joshi
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Alka Joshi lấy bối cảnh ở thành phố Jaipur, Ấn Độ. Câu chuyện kể về Lakshmi, một phụ nữ trẻ là nghệ sĩ vẽ henna nổi tiếng trong một khu phố giàu có. Sau khi thoát khỏi cuộc sống hôn nhân bị bạo hành, Lakshmi giờ là một phụ nữ trẻ độc lập và tự tin. Tuy nhiên, khi chồng cũ bất ngờ đến thăm cô, anh mang theo một người lạ, một người em gái mà Lakshmi chưa từng biết đến. Một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn về tình yêu, giai cấp và các mối quan hệ trong xã hội Ấn Độ.
8/ “Chronicle of a Corpse Bearer” (tạm dịch: Biên niên sử người mang xác) của Cyrus Mistry
Lấy bối cảnh Ấn Độ trước thời kỳ độc lập, “Chronicle of a Corpse Bearer” kể câu chuyện về cộng đồng người Ấn Độ bị khuất phục - những người mang xác của cộng đồng Parsi. Câu chuyện kể về Phiroze đem lòng yêu Sepideh, con gái của người mang xác. Tuy nhiên, vì Phiroze thuộc tầng lớp cao hơn nên mối quan hệ của cặp đôi này không được cộng đồng Parsi chấp nhận.
9/ “The Secrets of Jaipur” (tạm dịch: Bí mật của Jaipur) của Alka Joshi
Cuốn tiểu thuyết mới của tác giả bán chạy nhất New York Times Alka Joshi là cuốn thứ hai trong bộ ba tác phẩm “The Henna Artist”. Câu chuyện diễn ra 12 năm sau cuốn sách đầu tiên. Cựu nghệ sĩ vẽ henna, Lakshmi là giám đốc của 'khu vườn chữa bệnh ở Shimla' cùng với chồng cô là Tiến sĩ Jay Kumar. Malik bây giờ là một chàng trai trẻ và làm việc tại Văn phòng Hậu cần Cung điện Hoàng gia Jaipur. Phần tiếp theo kể lại bi kịch của Rạp chiếu phim Royal Jewel cùng với chủ đề buôn lậu vàng, tham nhũng và hối lộ.
10/ “The God of Small Things” (tạm dịch: Chúa trời của những chuyện vụn vặt) của Arundhati Roy
Cuốn tiểu thuyết đầu tay “Chúa trời của những chuyện vụn vặt” của Arundhati Roy, tác giả đoạt giải Man Booker, nói về nghĩa vụ gia đình và xã hội. Lấy bối cảnh ở Ayemenem, Kerala, Ấn Độ, câu chuyện xoay quanh những sự việc thời thơ ấu của cặp song sinh Estha và Rahel. Một diễn biến đáng chú ý về cuộc đấu tranh giữa có và không có.
11/ “The Widows of Malabar Hill” (tạm dịch: Những góa phụ ở đồi Malabar) của Sujata Massey
“The Widows of Malabar Hill” là một cuốn sách lịch sử bí ẩn lấy bối cảnh ở Bombay những năm 1920. Câu chuyện kể về Perveen Mistry, con gái của một gia đình Zoroastrian. Cô đang làm việc tại công ty luật của cha mình. Dù không được phép có mặt tại tòa nhưng cô vẫn phỏng vấn các nhân chứng và làm thủ tục giấy tờ. Trong một vụ án liên quan đến một người đàn ông Hồi giáo giàu có, có điều gì đó bất thường khiến cô chú ý. Tuy nhiên, việc liên quan đến vụ án đã dẫn đến án mạng.
12/ “The Color of Our Sky” (tạm dịch: Sắc trời của chúng ta) của Amita Trasi
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Amita Trasi kể về tình bạn của Tara và Mukta đang đứng trước thử thách của thời gian. Là con của một gái điếm, số mệnh của Mukta là nối nghiệp mẹ cô. Nhưng Mukta được cha của Tara cứu và đưa về sống cùng họ. Tara và Mukta trở thành bạn thân. Tuy nhiên, khi bi kịch ập đến, cả hai thấy mình đi trên những con đường riêng. Nhiều năm sau, Tara dấn thân vào cuộc hành trình đầy cảm xúc để tìm kiếm người bạn thất lạc đã lâu.
Sách đương đại lấy bối cảnh ở Ấn Độ
13/ “Triệu phú khu ổ chuột” của Vikas Swarup
Ram Mohammed Thomas – một người bồi bàn nghèo nàn không một xu dính túi, chưa từng tới trường học bỗng nhiên trở thành người chiến thắng vinh quang nhất trong cuộc thi Ai là triệu phú với mười ba câu hỏi hóc búa. Tuy nhiên, ngay khi chương trình kết thúc, giám đốc chương trình và nhà sản xuất đã gọi cảnh sát bắt anh vì nghi ngờ anh gian lận. Nhưng, khi đang bị đánh đập trong sở cảnh sát để buộc phải nhận tội, Ram được một người phụ nữ tự xưng là luật sư của anh – người anh chưa gặp bao giờ - cứu thoát. Anh đã giải thích cho cô nghe tại sao anh biết câu trả lời cho toàn bộ câu hỏi – đó chính là cuộc đời anh từ khi là một đứa trẻ mồ côi bị bỏ lại trên bậc cửa trại tế bần.
14 “Mother Land” (tạm dịch: Đất mẹ) của Leah Franqui
Từ tác giả nổi tiếng cuốn sách “Bốn thỏa ước”, một cuốn tiểu thuyết gia đình dí dỏm và sâu sắc đã được ra đời. Rachel Meyer chuyển đến Mumbai nóng nực và đông đúc cùng với người chồng Ấn Độ của mình, Dhruv. Khi cô đang cố gắng ổn định cuộc sống ở ngôi nhà mới, mẹ chồng cô đến căn hộ của cô mà không báo trước. Và Rachel bàng hoàng nhận ra rằng mẹ chồng cô đã chuyển đến sống cùng họ vĩnh viễn dù đã bỏ rơi chồng cô hơn 40 năm nay. Một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn mô tả cuộc sống xa cách của hai người phụ nữ.
15/ “The Space Between Us” (tạm dịch: Khoảng trống giữa chúng ta) của Thrity Umrigar
Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn này kể về câu chuyện của hai người phụ nữ - Sera Dubash và Bhima. Cả hai đều trải qua sự mất mát và đấu tranh cá nhân. Làm việc cho gia đình Dubash hơn 20 năm, Bhima có thể tìm được một người bạn mới là người chủ của mình. Một cuốn tiểu thuyết đau lòng ghi lại mối quan hệ giữa hai người phụ nữ, bất chấp sự phân chia giai cấp.
16/ “Shantaram” của Gregory David Roberts
Câu chuyện hiện đại này lấy bối cảnh ở thế giới ngầm của Bombay đương đại, kể về Lin, một kẻ chạy trốn khỏi nước Úc xa xôi để đến với những băng đảng xã hội đen ở Bombay. Đồng hành cùng anh là người bạn Prabhakar. Lin tạo ra thế giới của riêng mình giữa một trong những khu ổ chuột nghèo nhất thành phố. Nhưng những gì sắp xảy đến sẽ thay đổi cuộc đời anh mãi mãi. Câu chuyện hoàn toàn táo bạo về những cuộc tra tấn, giết người và phản bội.
17/ “The Rules of Arrangement” (tạm dịch: Quy tắc sắp xếp) của Anisha Bhatia
Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn của Anisha Bhatia kể về Zoya Sahni, người làm việc tại một công ty quảng cáo. Tuy nhiên, gia đình cho rằng cô không có những tiêu chuẩn của một gái Ấn Độ hoàn hảo. Theo các dì của cô, cô thừa cân, da ngăm đen và quá tham vọng. Tuy nhiên, khi Zoya được mời làm một công việc mơ ước ở New York, số phận của cô là do cô quyết định.
18/ “The Year of the Runaways” (Tạm dịch: Năm trốn chạy) của Sunjeev Sahota
Câu chuyện kể về ba người đàn ông và một người phụ nữ bắt đầu cuộc hành trình từ Ấn Độ đến Anh mang theo hy vọng về cuộc sống mới. Trên đường đi, ngày càng có nhiều ngườinhập cư đến Anh với hy vọng giống như họ, trong đó có một cựu tài xế xe kéo. Mặc dù cuốn tiểu thuyết chủ yếu lấy bối cảnh ở nước ngoài nhưng nó lại kể những chi tiết về xã hội Ấn Độ.
19/ “Ghachar Ghochar” của Vivek Shanbhag
Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn của Vivek Shanbhag cho thấy sự giàu có đã làm thay đổi động lực gia đình như thế nào. Câu chuyện kể về gia đình anh ở Bangalore và sự giàu có bất ngờ đòi hỏi họ phải thích nghi với cuộc sống mới như thế nào. Một cuốn tiểu thuyết cực kỳ hấp dẫn thể hiện cuộc sống gia đình Ấn Độ đương đại.
20/ “Latitudes of Longing” (tạm dịch: Khát khao tột độ) của Shubhangi Swarup
Cuốn tiểu thuyết đầu tay đáng kinh ngạc này là một chuỗi các câu chuyện được kết nối với nhau. Bối cảnh trải khắp Ấn Độ, từ hải đảo đến thung lũng, thành phố để kể lại những câu chuyện phi thường. Có một nhà khoa học, một người mẹ, một con yeti và một con rùa. Với các yếu tố văn hóa và phép thuật, Swarup đã viết nên một câu chuyện đầy mê hoặc.
Sách phi hư cấu về Ấn Độ
21/ “Nine Lives” (tạm dịch: Chín kiếp sống) của William Dalrymple
“Nine Lives” là một cuốn sách sâu sắc miêu tả cách thức mà các nền tôn giáo đa dạng của Ấn Độ đã biến đổi trong thế kỷ 21. Dalrymple ghi lại cuộc đời của những con người như tu sĩ Phật giáo, một nữ tu sĩ đạo Jain, một cai ngục từ Kerala, một cô gái điếm trong chùa và mô tả niềm tin và đức tin có ý nghĩa như thế nào đối với họ. Đây là một cuốn sách không thể bỏ qua về tôn giáo và tâm linh Ấn Độ.
22/ “City of Djinns” (tạm dịch: Thành phố của các vị thần) của William Dalrymple
Trong tạp chí du lịch của mình, William Dalrymple đã nắm bắt được bản chất của thủ đô lịch sử của Ấn Độ, Delhi. Tác giả đưa người đọc đến với cuộc đời của những cá nhân khác biệt mà ông đã gặp trong chuyến phiêu lưu du hành của mình, từ hoạn quan đến hậu duệ của những ông trùm vĩ đại. Ngoài ra còn có mô tả chi tiết về bảy thành phố “chết” của Delhi và truyền thuyết về các djinn.
23/ “Đông phương huyền bí” của Paul Brunton
Paul Brunton là một nhiếp ảnh gia và nhà thám hiểm người Anh. Trong “Đông phương huyền bí”, Brunton kể lại hành trình của mình qua nhiều bang ở Ấn Độ. Từ việc sống cùng các thiền sinh và các bậc thầy tâm linh cho đến những cuộc trò chuyện với các nhà thông thái ở Ấn Độ, trong đó có Sri Ramana Maharshi.
24/ “An Era of Darkness” (tạm dịch: Kỷ nguyên bóng tối) của Shashi Tharoor
“An Era of Darkness” là một cuốn sách gói gọn sự cai trị của Đế quốc Anh ở Ấn Độ. Ba mươi lăm triệu người Ấn Độ đã chết như thế nào vì những hành động ủy quyền và thiếu sót của người Anh.
25/ “Behind the Beautiful Forevers” (tạm dịch: Phía sau vẻ đẹp vĩnh cửu) của Katherine Boo
Katherine Boo, tác giả đoạt giải Pulitzer, mô tả cuộc sống của hàng nghìn người ở khu ổ chuột ở Mumbai. Một câu chuyện vô cùng chân thực về những gia đình luôn nỗ lực hướng tới một ngày mai tốt đẹp hơn. Boo đã thực hiện nghiên cứu sâu rộng để viết cuốn sách này.
- Trạm Đọc
- Tham khảo The Creative Muggle