1/ “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” của Mark Twain
Hemingway đã có những lời nhận xét mạnh mẽ về cuốn tiểu thuyết này, ông nói rằng: “Đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà chúng ta có. Nó là khởi nguồn của văn học Mỹ. Một cuốn sách vô tiền khoáng hậu.” Tuy nhiên, nó đã bị cấm chỉ một tháng sau khi xuất bản, và Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ cho biết nó tiếp tục là một trong những cuốn sách gặp thách thức nhiều nhất ở các trường học ở Hoa Kỳ vì bị buộc tội sử dụng từ "n" để mô tả chế độ nô lệ.
2/ “Mặt trời vẫn mọc” của Ernest Hemingway
Jake Barnes và Brett Ashley là hai nhân vật nổi tiếng nhất của Hemingway. Cuốn tiểu thuyết viết về sự vỡ mộng của thế hệ hậu chiến khi theo chân những người nước ngoài tham gia các trận đấu bò Tây Ban Nha đến các câu lạc bộ nhạc jazz ở Paris. Câu chuyện kinh điển về Thế hệ đã mất của Hemingway đã bị cấm trên khắp nước Mỹ bị đốt ở Đức vào những năm 1930 vì bị cho là "tượng đài cho sự suy đồi hiện đại".
Cuốn tiểu thuyết năm 2005 của John Green đã giúp anh đoạt giải Printz và cũng là cuốn sách gặp nhiều chông gai nhất năm 2015. Theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ, lý do người ta muốn xóa sổ nó ra khỏi trường học hoặc thư viện là vì "ngôn ngữ xúc phạm” và "mô tả khiêu dâm". John Green trả lời rằng: “Điều thường xảy ra với cuốn ‘Đi tìm Alaska’ là phụ huynh chỉ chọn một trang của cuốn tiểu thuyết và gửi cho người kiểm duyệt, sau đó nó sẽ bị cấm mà không có ai nghĩ đến việc đọc nhiều hơn một trang cụ thể đó.”
4/ “Chuyện ở nông trại” của George Orwell
Tác giả tạo nên thuật ngữ “cảnh sát tư tưởng” đã có nhiều cuốn sách lọt vào danh sách sách bị cấm. “Chuyện ở nông trại” là câu chuyện ngụ ngôn châm biếm của ông về cuộc cách mạng Nga được kể qua con mắt của những con vật trong trang trại. Nhưng một số nội dung trong bản tuyên ngôn của các loài động vật đã khiến người ta nghĩ rằng Orwell là người cộng sản.
Cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất, được giới phê bình đánh giá cao của Hosseini kể về một tình bạn khó có thể xảy ra giữa hai chàng trai lớn lên ở Afghanistan: một người đến từ một gia đình có quyền lực, một người là con trai của người hầu trong gia đình đó. Kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 2003, nó luôn gặp phải thách thức vì bị cho là mang tính bạo lực, bao gồm cả bảo lực tình dục. Nhiều người vẫn đánh giá đây là cuốn sách hay nhất họ từng đọc.
6/ “The Hate U Give” (Tạm dịch: Sự ghét bỏ được trao đi) của Angie Thomas
Đây được gọi là "cuốn tiểu thuyết Black Lives Matter" vì lý do chính đáng. Thomas kết hợp liền mạch các sự kiện hiện tại với các chủ đề phổ biến với thanh thiếu niên ở khắp mọi nơi và đã đạt được thành công lớn. Ở tuổi 16, Starr Carter đã mất đi hai người bạn thân vì bạo lực súng đạn. Phần sau là trọng tâm của cuốn tiểu thuyết: Starr đang ngồi ở ghế hành khách khi bạn của cô là Khalil bị cảnh sát bắn chết và cô là nhân chứng duy nhất. Mặc dù đã nhận được rất nhiều giải thưởng và đề cử, bao gồm cả giải Edgar (YA) và Odyssey (Audiobook), cuốn tiểu thuyết này vẫn bị cấm ở một số trường học và thư viện vì bị coi là "thô tục" và vì nội dung đề cập đến việc sử dụng ma túy, ngôn từ tục tĩu và xúc phạm.
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh một tương lai nơi phụ nữ không có quyền làm chủ cơ thể của mình và thường bị cấm ở các trường trung học. Nó nằm trong danh sách những cuốn sách bị cấm và bị thách thức nhiều nhất của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ trong vài thập kỷ qua. Cuốn tiểu thuyết này bị kiểm duyệt gắt gao vì ngôn từ tục tĩu, bạo lực, nội dung khiêu dâm và có cả vấn đề tự sát.
8/ “Thương”/ “Yêu dấu” của Toni Morrison
Đây không phải là một cuốn sách dễ đọc (và nếu bạn gặp khó khăn trong việc đọc nửa đầu của cuốn sách thì bạn không đơn độc đâu). Nhưng những độc giả kiên trì sẽ thưởng thức được cái hay của một trong những cuốn tiểu thuyết lịch sử quan trọng nhất. Lý do nó bị cấm là vì nội dung được cho là khiêu dâm, liên quan đến tôn giáo và bạo lực.
9/ “Khi tôi nằm chết” của William Faulkner
Câu chuyện, lại lấy bối cảnh ở Quận Yoknapatawpha bang Mississippi của Faulkner, được kể lại bởi 15 nhân vật khác nhau trong 59 chương. Tuy không dày nhưng cốt truyện của cuốn tiểu thuyết thực sự đáng kinh ngạc. Faulkner nói rằng ông đã viết “Khi tôi nằm chết” trong 6 tuần, làm việc từ nửa đêm đến 4 giờ sáng và không thay đổi một từ nào. Nó liên tục được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 vì những giá trị nó mang lại và ảnh hưởng của nó đối với những cuốn tiểu thuyết sau này, nhưng cũng là vì nó đã bị cấm nhiều lần vì các yếu tố nội dung được cho là tục tĩu, liên quan đến tình dục và tôn giáo.
10/ “Invisible Man” (Tạm dịch: Người vô hình) của Ralph Ellison (khác với cuốn “Người vô hình” của H. G. Well)
Từ dòng đầu viên, Ellison viết rằng: "Tôi là một người vô hình." Không phải vì nhân vật chính không được tạo ra bằng xương bằng thịt mà bởi không ai có có hứng thú để nhìn thấy con người thực sự ấy, một người đàn ông Mỹ gốc Phi ở Harlem những năm 1950. Cuốn sách này được xuất bản vào năm 1952, và gặp nhiều thách thwucs trong những năm 70 và 90, gần đây nhất là năm 2013 vì những lo ngại về ngôn ngữ, bạo lực và tình dục.
11/ “Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu” của Alan Paton
Cuốn tiểu thuyết này được coi là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và quan trọng nhất trong lịch sử Nam Phi và là một tuyển tập của Câu lạc bộ Sách Oprah. Nó ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy trên thế giới kể từ khi được xuất bản năm 1948. Nó đã bị cấm ở quê hương Nam Phi của Paton do nội dung "đáng lo ngại về mặt chính trị". Thông qua câu chuyện về hành trình tìm kiếm đứa con trai thất lạc của một người đàn ông, Paton miêu tả một cách sinh động cuộc sống của những người thuộc bất kỳ chủng tộc nào khi sống trong một xã hội bị chia rẽ rõ rệt.
12/ “Persepolis: The Story of a Childhood” (Tạm dịch: Persepolis: Câu chuyện tuổi thơ) của Marjane Satrapi
Trong cuốn hồi ký minh họa này, Marjane Satrapi kể câu chuyện buồn vui lẫn lộn của mình gắn liền với lịch sử của Iran. Cuộc xung đột giữa cuộc sống nơi công cộng và cuộc sống gia đình của cô diễn ra như một sự thay đổi khó hiểu đối với tuổi thơ mà cô từng biết. “Persepolis” cho chúng ta biết cái giá phải trả của Cách mạng Hồi giáo qua chính đôi mắt của cô ấy. Lý do bị cấm: cờ bạc, ngôn từ xúc phạm, quan điểm chính trị.
Cuốn tiểu thuyết này, được xuất bản lần đầu năm 1932 và bị cấm nhiều lần trong nhiều năm, cho đến thời điểm hiện tại vì nội dung khiêu dâm, ngôn ngữ xúc phạm và thiếu tế nhị. Hình dung về một thế giới tương lai toàn trị, nơi nội dung văn học được quy định chặt chẽ của cuốn tiểu thuyết khiến các giáo viên tiếng Anh thích thú. Mặc dù nó đã bị xóa khỏi nhiều thư viện và danh sách đọc ở Mỹ nhưng nó vẫn xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Cuốn tiểu thuyết năm 1951 của Salinger đã giới thiệu với chúng ta về Holden Caulfield, người đã trở thành biểu tượng hàng đầu cho nỗi lo của tuổi mới lớn. Năm 1960, một giáo viên trung học ở Tulsa bị sa thải vì đưa cuốn sách vào giảng dạy, sau đó công việc của ông được phục hồi nhưng cuốn sách vẫn bị cấm đọc. Tác phẩm kinh điển của Mỹ này vẫn nằm trong danh sách "tác phẩm thách thức nhất" của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ trong nhiều năm. Nó đã bị cấm vì nhiều lý do, nội dung khiêu dâm, ngôn ngữ, tiếng lóng không phù hợp, các vấn đề đạo đức và đề cập đến các hoạt động huyền bí.
Chào mừng bạn đến với tương lai "lý tưởng", nơi một xã hội hoàn hảo đón nhận sự giống nhau. Nhưng có điều gì đó nguy hiểm ẩn giấu bên dưới bề mặt của cộng đồng được kiểm soát chặt chẽ này. Tại một buổi lễ được nhiều người mong đợi, những đứa trẻ 12 tuổi được sắp xếp vào các nhiệm vụ dạy nghề, giống như cách xếp loại nhà trong Harry Potter vậy. Jonas bị bỏ qua, và Trưởng lão đã tiết lộ lý do rằng: thay vì nhận một nhiệm vụ thông thường, Jonas đã được chọn làm người tiếp nhận ký ức tiếp theo. Khi bắt đầu quá trình huấn luyện với The Giver (người Truyền thụ), cậu khám phá ra những cuốn sách, tuyết và cả tình yêu. Cậu bắt đầu hiểu những gì người dân đã đánh mất khi họ cho đi ký ức.
Cuốn sách này đã nhiều lần bị cấm trong nhiều năm, điều này thật trớ trêu vì bản thân cuốn sách này lại nói về việc cấm sách. Cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng/giả tưởng của Bradbury xoay quanh một người lính phóng hỏa ghét công việc của mình được đặt trong bối cảnh đen tối nhất của thời kỳ đen tối: một tương lai không có sách. Trong tương lai của Bradbury, lính phóng hỏa sẽ đốt bất kỳ và tất cả những cuốn sách nếu họ phát hiện ra chúng, trong đó có cả Kinh thánh. Khi cuốn sách này được xuất bản, Bradbury đã thẳng thắn nói rằng trên thực tế, ông đã nghĩ đến ảnh hưởng ngày càng tăng của truyền hình đối với người Mỹ khi viết nó.
Trong tác phẩm đầu tay của mình, Angelou kể câu chuyện đầy ám ảnh về thời thơ ấu của cô ở miền Nam nước Mỹ vào những năm 1930. Cách viết đáng kinh ngạc, câu chuyện cảm động và vô cùng đau lòng. Mặc dù được nhiều người coi là một tác phẩm kinh điển hiện đại, cuốn tiểu thuyết này đã nhiều lần bị cấm kể từ khi xuất bản năm 1969, chủ yếu vì nội dung liên quan đến tình dục.
18/ “Bẫy 22” của Joseph Heller
Cuốn tiểu thuyết chiến tranh kinh điển năm 1961 này đã bị cấm vì ngôn ngữ "không đứng đắn". Đây là câu chuyện về một kẻ đánh bom trong Thế chiến thứ hai tên là Yossarian, người đang tuyệt vọng trốn tránh chiến tranh nhưng lại bị mắc kẹt bởi sự cai trị của quân đội mà cuốn tiểu thuyết lấy tiêu đề: một phi công được cho là mất trí nếu anh ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu nguy hiểm, nhưng nếu anh ta yêu cầu được miễn vì chúng nguy hiểm thì rõ ràng anh ta đủ tỉnh táo để bay. Cuốn sách này thường xuất hiện trong danh sách những cuốn sách "hay nhất thế kỷ".
Một số nhà phê bình cho rằng nhân vật kể chuyện Humbert Humbert là ví dụ điển hình nhất về người kể chuyện không đáng tin cậy trong văn học; những người khác cho rằng anh ta không phải là người đáng tin cậy, chỉ là trung thực một cách đau đớn.
20/ “The Color Purple” (Tạm dịch: Sắc tím) của Alice Walker
Trong cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi này, một phụ nữ trẻ sống ở miền Nam những năm 1930 đã mô tả cuộc đời mình bằng hàng loạt bức thư đau lòng. Cuốn tiểu thuyết của Walker đã đoạt giải Pulitzer năm 1983 và kể từ đó nó nằm trong danh sách sách bị cấm vì chủ đề người lớn, ngôn ngữ xúc phạm và nội dung tình dục.
- Trạm Đọc
- Theo modernmrsdarcy.com