Là một lập trình viên, Tobias Lutke không hề có ý định liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty do mình đồng sáng lập nhưng sau đó, hoàn cảnh đã khiến anh nhận ra rằng mình cần phát triển thành một nhà lãnh đạo có khả năng mở rộng quy mô công ty một cách nhanh chóng.
Vì vậy, anh quyết định đọc một số cuốn sách để trang bị những kỹ năng cần thiết. Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn gần đây, Lutke cho biết có hai cuốn sách đã dạy cho anh nhiều kỹ năng để xây dựng Shopify thành một đế chế trị giá 130 tỷ USD và qua đó giúp anh trở thành tỷ phú với khối tài sản trị giá 8,4 tỷ USD.
Khi còn nhỏ, Tobias Lütke bị chứng khó đọc và ADHD. Cậu ấy là kiểu trẻ con hay vặn vẹo các câu hỏi của giáo viên thay vì đưa ra một câu trả lời thẳng thắn. Đến đại học, Tobias đã học được cách vượt qua các khóa học và kì thi mà chỉ cần đọc lướt qua và tham gia một số lượng buổi học tối thiểu.
Với một hoàn cảnh như thế, không có gì ngạc nhiên khi hình mẫu đầu tiên mà Tobias muốn trở thành là một lập trình viên có tên “Jürgen Starr”.
“Anh ấy luôn đến làm việc trên chiếc mô tô BMW, để tóc dài và không mặc vest như người ta vẫn nghĩ. Giống như một kẻ nổi loạn hoàn toàn. ” - Lütke nói.
Vậy làm thế nào để một lập trình viên có khuynh hướng nổi loạn lại có thể xây dựng một đế chế trị giá hàng tỷ đô la?
Một phần của câu trả lời nằm ở những cuốn sách mà Lütke đã đọc – những cuốn sách cậu đã kể ở lần xuất hiện trên chương trình Tim Ferriss. Đây là hai cuốn sách gối đầu giường hình thành nên sự hiểu biết của Tobias về kinh doanh.
1/ “Những đòn tâm lý trong thuyết phục” của Robert Cialdini
Nhiều lập trình viên chọn đi con đường code code và code này vì họ tự cảm thấy mình giỏi tương tác với máy móc và làm việc bằng sự logic hơn là phải đối diện với một con người cùng những thứ cảm xúc phức tạp. Không có gì ngạc nhiên khi cuốn “Influence” của Robert Cialdini là một trong những cuốn sách nền tảng của Tobias khi chân ướt chân ráo bước vào nghiệp kinh doanh.
Lutke cho biết: "Influence là cuốn sách ‘uốn nắn’ tâm trí nhất mà bạn biết bởi về cơ bản, nó dạy bạn rất nhiều cách con người có thể phạm sai lầm và gây ảnh hưởng tới người khác. Ngoài ra, nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kể chuyện trong bất cứ tình huống nào, cả trong cuộc sống lẫn công việc. Tôi dành cả tuổi trẻ của mình với máy tính chứ không phải với mọi người. Vậy nên tôi cần biết cách để tạo ảnh hưởng với người khác theo cách tích cực".
Xuất bản lần đầu năm 1984, "Những đòn tâm lý trong thuyết phục" đến nay vẫn là một cuốn sách bán chạy trên thế giới. Cuốn sách giải thích những nền tảng khoa học đằng sau kỹ năng thuyết phục và thương thảo là sự kết hợp của năm yếu tố:
Con người luôn có xu hướng trả lại những gì đã nhận được. Ví dụ, các thành viên Hare Krishna luôn tặng hoa cho người qua đường trước khi yêu cầu đóng góp - điều này khiến họ có nhiều khả năng đóng góp hơn,
Con người luôn có xu hướng là phải “giữ thể diện” trước mặt người khác. Trong xã hội loài người, chúng ta tôn trọng những người không thay đổi lập trường của họ. Vì vậy, ví dụ: nếu bạn xây dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng tiềm năng bằng cách thực sự hỏi họ đang làm như thế nào, họ sẽ cảm thấy có động lực để xem xét đề nghị của bạn sau này - đơn giản vì họ đã đối xử tốt với bạn từ trước.
Các minh chứng từ xã hội là cực kì cần thiết đối với các doanh nhân. Tất cả các loài động vật phần lớn đã tiến hóa thông qua sự bắt chước - rất lâu trước khi những suy nghĩ rõ ràng của con người được sinh ra. Đó là lý do tại sao các chương trình truyền hình sử dụng tiếng cười giả (được thu sẵn) và lý do tại sao người pha chế bỏ một vài đô la vào lọ tiền boa trước khi khách hàng bước vào.
Phần tiếp theo đề cập đến một chủ nghĩa đã cũ rằng "chúng tôi kinh doanh với những người chúng tôi thích.". Ở đây, tác giả đề cập đến những sự thật ít mang tính cách mạng mà chúng ta thường đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên vẻ ngoài và sự quen thuộc của ai đó với chúng ta.
Cuối cùng, tác giả nhắc nhở chúng ta rằng thẩm quyền đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh. Làm nổi bật những thứ như chức danh và tiền bạc có vẻ sai và không chính xác đối với một người logic, nhưng chúng thực sự hoạt động ở mức độ tiềm thức. Ví dụ, ai đó được giới thiệu là giáo sư có vẻ sẽ được trọng vọng hơn người được giới thiệu là nghiên cứu sinh. Ngoài ra, các tài xế ô tô phải chờ lâu hơn trước khi bấm còi xe sang hơn xe cũ.
"Những đòn tâm lý trong thuyết phục" cũng có thể được coi là kim chỉ nam với những điều quý giá mà bạn có thể tìm thấy trong đó. Không có gì ngạc nhiên khi Tobias coi Influencer là cuốn sách “có ảnh hưởng” nhất mà anh ấy từng đọc.
Tobias đã trải qua thời niên thiếu của mình với “máy tính chứ không phải con người” và vợ anh thường gọi anh là “một chiếc máy đang tập làm người”.
2/ “OKRs - Tối ưu hóa hiệu suất của bất kỳ đội nhóm nào” của Andrew Grove
Lutke miêu tả đây là "một trong những quyển sách tuyệt vời nhất từ trước đến nay". Theo anh, "OKRs - Tối ưu hóa hiệu suất của bất kỳ đội nhóm nào" giúp diễn giải cấu trúc của thế giới kinh doanh thành những nguyên tắc cơ bản. Bằng cách đặt việc xây dựng một doanh nghiệp giống như một bài tập kỹ thuật, cuốn sách của Grove đã khiến thách thức mà Lutke đặt ra cho bản thân trở nên ít khó khăn hơn rất nhiều.
Trên thực tế, Lutke không phải doanh nhân tỷ phú duy nhất "hưởng lợi" từ cuốn sách trên. Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg cũng từng chia sẻ rằng cuốn sách đóng vai trò lớn trong việc định hình phong cách quản lý của mình.
Trong cuốn sách, tác giả so sánh việc trở thành một người quản lý với việc trở thành một người phục vụ. Là một người phục vụ, bạn liên tục phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ. Bạn mang thực đơn cho cặp vợ chồng vừa bước vào hay bạn dọn món trứng luộc đã đợi trong bếp ba phút rồi?
Anh ấy tiếp tục với phép ẩn dụ, đưa ra năm chỉ số hiệu suất chính:
Tất cả những điều này có vẻ không quan trọng trước khi bạn thực hiện lần bán hàng đầu tiên. Khi bạn nhận được một vài đơn đặt hàng, bạn sẽ gặp phải vấn đề về quản lý.
"OKRs - Tối ưu hóa hiệu suất của bất kỳ đội nhóm nào" giải thích các khái niệm kinh doanh cốt lõi bằng các thuật ngữ logic thông thường, điều này rất phù hợp cho các kỹ sư muốn đưa sự nghiệp của họ lên một bước mang tính quyết định.
Sau khi đọc cuốn sách, Tobias nhận ra rằng:
“… Về cơ bản, cuối cùng thì việc tạo ra một doanh nghiệp cũng giống như việc thiết kế một chương trình. Điều đó làm cho việc trở thành một CEO ít đáng sợ hơn đối với tôi bởi vì tôi hiểu kỹ thuật. ”
Kết luận
Trước đây, Lutke cũng nhiều lần chia sẻ về công việc và cuộc sống. Năm ngoái, anh viết trên Twitter: "Bạn không cần làm việc tới 80 tiếng/tuần để thành công" để đáp lại cuộc tranh luận về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống do CEO của Basecamp khơi mào.
Theo Lutke, anh cùng các nhà sáng lập khác đã xây dựng Shopify từ một startup bình thường trở thành công ty trị giá hàng trăm tỷ USD mà không bao giờ phải ngủ gục tại phòng làm việc.
Lutke viết: "Chưa chưa bao giờ làm việc thâu đêm. Lần duy nhất tôi làm việc hơn 40 giờ/tuần là khi tôi thực sự muốn như vậy. Tôi ngủ 8 tiếng mỗi đêm và ai cũng cần như vậy".
Ngay cả với quy mô lớn như hiện tại của Shopify, Lutke nói rằng anh luôn cố gắng không để công việc chiếm hết thời gian. Vị CEO 40 tuổi chia sẻ: "Tôi về nhà lúc 5:30 chiều, mỗi ngày. Tôi ít khi đi du lịch vào cuối tuần. Thay vào đó, tôi dành thời gian cho gia đình và chơi game cùng các con. Công việc của tôi tại Shopify rất tuyệt vời nhưng đó cũng chỉ là công việc mà thôi. Gia đình và sức khỏe cá nhân vẫn xếp hàng đầu trong ưu tiên của tôi".
Không quan trọng bạn đọc bao nhiêu sách, quan trọng cuốn sách bạn đọc là gì. Trong trường hợp của Tobias, cậy ấy rất giỏi lập trình nhưng thiếu tâm lý và kỹ năng kinh doanh. Thay vì đào sâu kiến thức lập trình, cậu ấy chọn đọc về những lĩnh vực trong cuộc sống mà trước đó không hề biết để mở ra những cơ hội và thách thức mới, để đạt được những thành công mới.
Chúc các bạn thành công!
- Tác giả: Phanhtrinh
- Nguồn: codelearn