3. Chính nghề nông đã làm hủy hoại hoạt động tự do tình dục

Mặc dù người ta vẫn bảo nhau rằng nền nông nghiệp là một cuộc đại nhảy vọt của loài người, rất nhiều các nhà khoa học ngày này tin rằng nó là thảm họa tồi tệ nhất mà con người phải gánh chịu. Khi ta bắt đầu trồng cấy và thuần hóa động vật, khẩu phần ăn mới, nghèo dinh dưỡng không chỉ phá hủy sức khỏe của ta mà còn ảnh hưởng xấu đến thói quen tình dục và xã hội: nông nghiệp tạo điều kiện cho những tật xấu như chiếm hữu, ghen tị và tham lam trở nên phổ biến và nghiêm trọng.
 
Trước khi trồng cấy, sống đời nay đây mai đó, tổ tiên của ta không có gì nhiều để mà phải tham lam. Họ chia sẻ bất cứ thức ăn gì kiếm được để không lãng phí, và bởi vì họ liên tục di chuyển, họ không tự làm khổ mình với những vật dụng không cần thiết.
 
Nhưng làm nông đã tạo điều kiện cho con người định cư, sống cố định một chỗ, kèm theo đó là khái niệm sở hữu và tài sản. Do đó, lần đầu tiên trong lịch sử, sự phân hóa giàu nghèo xuất hiện, và các vấn đề xã hội như đói ăn và chiến tranh nổi lên.
 
Khi lòng tham của con người được kích hoạt, các hoạt động tình dục và vị thế người phụ nữ phải gánh chịu hậu quả lớn. Ý tưởng chiếm hữu và nối theo là ghen tị, nhanh chóng mở rộng sang các mối quan hệ tình dục và gia đình.
Đối với những trọc phú, họ cần biết chắc con cái của mình là ai để có thể truyền lại tài sản của mình sau khi mất. Và cách duy nhất để người nông dân có thể đảm bảo thân phận làm cha của mình là buộc vợ phải thủy chung, bằng cách chế giễu trước công chúng, đánh đập hoặc dùng các thể chế luật pháp như hôn nhân.
 
Ngoài ra, khi người nam cai quản hết việc đồng áng, những kĩ năng của phụ nữ như hái lượm trở nên thừa thãi, và vai trò của họ dần dần chỉ còn giới hạn trong việc chăm sóc con cái. Khi thiên chức của mẹ chỉ gói gọn trong việc tề gia nội trợ, một ý tưởng hiện đại nảy sinh, cho rằng ham muốn tình dục của nữ giới thấp hơn nam - một điều hoàn toàn không chính xác.