Hàng ngàn năm đã trôi quá từ khi con người phát minh nền nông nghiệp và sau đó dập tắt thói quen "chịch xã giao". Trong khoảng thời gian đó, do con người đã thành lập những quy tắc tôn giáo, văn hóa và đạo đức nghiêm ngặt, có thể người hiện đại sẽ không còn trong mình bản chất lang chạ của ông cha trước đây.
Nhưng trên thực tế, ta vẫn thấy di sản của tổ tiên mình được truyền lại. Ví dụ, bạn đã bao giờ từng thắc mắc tại sao một số phụ nữ lại rên lớn đến thế khi quan hệ?
Trong quá khứ, những tiếng động này có vai trò như một lời mời gọi những anh chàng khác: bằng cách "kêu lên" theo cách này, những tổ mẫu của ta đang nhắn tín hiệu rằng mình đang quan hệ, khuyến khích những chàng trai khác thử vận may. Thói quen này dẫn đến cuộc cạnh tranh tinh trùng đã được thảo luận trong chương trước.
Tiếng rên - còn được gọi là âm thanh khi giao cấu của con cái (female copulatory vocalization) - có thể được quan sát trong rất nhiều loài động vật lang chạ, như với người anh em gần nhất của ta, con tinh tinh lùn. Trên thực tế, tiếng gọi sung sướng của con bonobo cái phức tạp tới mức một con đực cách xa hàng trăm mét có thể đoán được kích thước của con đực đang làm chuyện ấy, và thậm chí cả địa vị trong bầy của con cái.
Một di sản khác của quá khứ lang chạ là phụ nữ có thời gian đạt khoái cảm lâu hơn nam giới, và có thể lên đỉnh nhiều lần. Những đặc tính này cho thấy tổ tiên của ta thường quan hệ với một vài người lần lượt.
Trong khi nam thường buồn ngủ sau khi xuất tinh và vì vậy cần nghỉ ngơi, nữ có thể tiếp tục quan hệ lâu hơn, trải nhiệm nhiều lần lên đỉnh trong một khoảng thời gian ngắn. Thời gian nghỉ sau quan hệ của nam giới có thể là một hành vi mang tính tiến hóa để cho các anh chàng khác có thể thử vận may khiến nàng mang thai.
Đến đây có lẽ bạn đã xem qua các bằng chứng về quá khứ lăng nhăng của ta, những phần tiếp theo sẽ trả lời một câu hỏi bức thiết: bản chất lang chạ của con người có ý nghĩa gì cho các mối quan hệ?