5: Nông trang và ngành đầu tư mạo hiểm mới đánh dấu hai bước nhảy vọt về kinh tế của Israel

Lịch sử kinh tế Israel được đánh dấu bằng hai cú nhảy ngoạn mục.

 

Cú nhảy đầu tiên diễn ra vào những năm 1948 – 1970, cú nhảy thứ hai bắt đầu từ 1990 và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Trong hai cú nhảy vọt này, Israel đã chuyển dịch từ một quốc gia kém phát triển trở thành cái nôi sáng tạo đầu tiên trên thế giới.

Các cộng đồng công xã được gọi là kibbutzim (nông trang) là trung tâm của cú nhảy vĩ đại đầu tiên của Israel. Nông trang được tạo ra như các khu định cư nông nghiệp nhằm xóa bỏ sự tư hữu và đem lại sự bình đẳng cho toàn dân. Nông trang vừa có tính công xã vừa có tính dân chủ và là nơi sản sinh ra nhiều đột phá về công nghệ.

Ví dụ ở nông trang Hatzerim vùng sa mạc Negev, đất nhiễm mặn nặng và khó có thể canh tác được gì. Để giải quyết thế lưỡng nan này, các thành viên của nông trang đã nghĩ cách để rửa mặn đến độ có thể trồng trọt được.

Họ đã thành công và vào năm 1965, nông trang này bắt đầu làm thương mại: phát triển hệ thống tưới tiêu. Đó là tiền thân của Netafim – công ty toàn cầu về kĩ thuật tưới nhỏ giọt.

Trong suốt thời gian diễn ra cú nhảy vọt thứ hai, một ngành đầu tư mới được hình thành.

Năm 1993, chính phủ Israel bắt đầu thực hiện ý tưởng về chương trình tên Yozma, áp dụng nhiều ưu đãi về thuế cho những khoản đầu tư mạo hiểm từ nước ngoài đổ vào Israel, hứa hẹn sẽ nhân đôi mọi khoản tiền đầu tư với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ.

Động thái này khiến cộng đồng đầu tư mạo hiểm Mỹ sẵn sàng bỏ tiền cho những công ty khởi nghiệp Israel, khiến Israel có tên trong làn sóng công nghệ những năm 1990. Trong thời gian này, doanh thu các sản phẩm công nghệ cao của Israel tăng vọt từ 1.6 tỷ đô la lên 12.5 tỉ đô la.

Cuối cùng, chương trình Yozma đã tạo nên một ngành đầu tư mạo hiểm mới giúp khắc phục những điểm yếu trong văn hóa khởi nghiệp của Israel và trở thành điểm then chốt cho cú nhảy vọt kinh tế lần thứ hai.