11. Công lý được xây dựng theo những chính sách về lợi ích chung

Có công bằng không khi các cặp đôi đồng tính không được cho phép kết hôn?

Aristotle dạy chúng ta rằng chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó tốt hơn bằng cách đầu tiên cân nhắc mục đích của hôn nhân với tư cách một thể chế xã hội.

Vậy mục tiêu của hôn nhân là duy trì nòi giống hay đó là một cam kết riêng biệt về tình yêu giữa hai người?

Tuy vậy, vẫn có một vấn đề với phương pháp này: thậm chí cả khi ta có thể giải thích một cách thuyết phục rằng mục đích của hôn nhân là để đảm bảo cam kết giữa hai người, không phụ thuộc vào giới tính của họ, chúng ta đã đưa vào đó quan điểm đạo đức riêng của chúng ta: chúng ta tin rằng mối quan hệ đồng tính cũng đáng giá như mối quan hệ dị tính.

Nhưng còn những người đại diện cho những quan điểm đạo đức khác và không tin rằng mối quan hệ đồng tính cũng đáng giá như thế?

Cuối cùng, câu hỏi về công lý luôn luôn là câu hỏi về đạo đức, các chuẩn mực để đánh giá và ý niệm cá nhân về một “cuộc sống đạo đức.” Do luôn có những niềm tin đối lập về việc sống sao cho đạo đức trong một xã hội đa nguyên, dân chủ, sẽ là bất khả thi để tìm một câu trả lời đơn nhất, phổ quát.

Chúng ta có thể làm thế nào với sự khác biệt trong quan điểm? Và chúng ta có thể làm gì để giảm số người hành động dựa trên định kiến và nỗi sợ?

Câu trả lời là thông qua một chính sách về lợi ích chung mà từ đó có thể thiết lập một cuộc sống giàu có hơn về trí tuệ, đạo đức và tinh thần trong xã hội chúng ta. Nó cần nỗ lực để giúp các công dân hiểu tốt hơn về cam kết với lợi ích chung; nó phải bảo vệ các thực hành xã hội, như việc dạy, học và nhập cư, từ tư duy lấy thị trường làm trọng; nó phải giữ sự bất bình đẳng tài chính trong giới hạn và đánh thuế người giàu ở một mức cao hơn; và cuối cùng, nó phải chuyển sự tập trung của công chúng về phía các câu hỏi đạo đức khó và tranh luận chúng với một phong thái không định kiến và có giáo dục.