Triết lý của các nhà tự do cá nhân dựa trên nguyên tắc rằng tự do là điều tốt nhất chúng ta có. Tất cả các quyền và nghĩa vụ đều lệ thuộc hoặc bắt nguồn từ nguyên tắc đó. Tự do của chúng ta chỉ bị giới hạn nếu nó cướp đi tự do của người khác.
Và do đó các nhà tự do cá nhân coi công lý như là việc tôn trọng và bảo vệ tự do của con người. Học thuyết này có ảnh hưởng sâu rộng tới chính trị và kinh tế: ví dụ, con người không thể bị ngăn cản tự do quản lý tài chính cá nhân. Luật pháp can thiệp vào thị trường tự do là vi phạm tự do cá nhân và do đó không công bằng. Kết quả là, các nhà tự do cá nhân đã lên tiếng phản đối thuế, các khoản đóng góp an ninh xã hội và bảo hiểm công cộng – cái họ coi là sự kìm kẹp hoặc ăn cắp.
Tuy nhiên, họ cũng đại diện cho một vài chủ trương cấp tiến: ví dụ, họ ủng hộ hôn nhân đồng giới, phá thai và sự tách biệt nhà thời khỏi nhà nước, và tất cả những điều đó song hành với sự tự do cá nhân.
Lập trường của các nhà tự do cá nhân thống nhất ở điểm, đó là nếu tôi không làm điều gì gây hại cho người khác, không ai có thể bảo tôi phải tin vào điều gì, yêu ai hay kinh doanh như thế nào. Một xã hội chỉ công bằng khi các cá nhân được đảm bảm sự tự do hoàn toàn để sống và hành động theo quan điểm của họ.
Nhà kinh tế học Friedrich A. von Hayek (1899–1992) và Milton Friedman (1912–2006) là những nhà tư tưởng nổi tiếng nhất của thuyết Tự do cá nhân. Lý thuyết của họ rất nổi tiếng vào những năm 1980, được áp dụng, ví dụ, vào thị trường chuyên nghiệp, chính sách thị trường tự do của Reagan và Thatcher.