Triết gia Hy Lạp Aristotle đã viết, công lý là mục tiêu cao nhất chúng ta có thể hướng đến: “Kể cả sao hôm lẫn sao mai cũng không thể sánh bằng.”
Nhưng chúng ta có thể đạt được mục tiêu tốt đẹp đó bằng cách nào?
Aristotle tin rằng vĩnh viễn không có nguyên tắc bất di bất dịch nào định nghĩa đâu là công lý và đâu là bất công. Thay vào đó ông gợi ý chúng ta tiếp cận những câu hỏi cụ thể về mục đích của công lý. Có nghĩa là trước khi chúng ta đánh giá điều gì là đúng hay sai, trước hết chúng ta phải đặt câu hỏi về mục đích đằng sau chủ thể của một vấn đề đạo đức.
Bạn nghĩ Aristotle sẽ đánh giá “nghịch lý hoạt náo viên” sau đây như thế nào?
Callie, dù phải ngồi xe lăn, vẫn là một hoạt náo viên có tiếng về truyền lửa cho đám đông. Nhưng một ngày cô bị ném ra khỏi đội. Lý do? Tất cả các hoạt náo viên đều được yêu cầu học thể dục – và Callie thì không thể vì cô bị khuyết tật.
Hầu hết chúng ta đều không gặp vấn đề để đưa ra quan điểm ở đây: Việc loại bỏ Callie khỏi đội là việc làm bất công. Dù cô ấy không thể học thể dục, cô ấy vẫn có thể làm tốt vai trò của một hoạt náo viên.
Aristotle sẽ không đồng ý hay phản đối chúng ta, nhưng thay vào đó khuyến khích chúng ta cân nhắc một câu hỏi sâu sắc hơn: mục đích của đội hoạt náo là gì? Có phải mục đích của việc hoạt náo là để khuấy động sự sôi nổi của mọi người? Để ghi nhận những đức tính nhất định mà tinh thần đồng đội là một ví dụ? Hay nó xoay quanh các khả năng như sự tổ chức, sự đồng bộ và thể chất?
Chúng ta chỉ có thể đánh giá đâu là công bằng, đâu là bất công trong trường hợp này khi chúng ta đã trả lời những câu hỏi đó rõ ràng, không định kiến.