5. Cái gì càng cấm thì con người lại càng mong muốn có được

Câu ngạn ngữ “chúng ta muốn thứ gì chúng ta không có” dường như khá là đúng. Khi Dade County ở Florida tuyên bố, chất tẩy rửa có chứa phốt phát là bất hợp pháp, không chỉ người dân bắt đầu buôn lậu và tích trữ hàng đống những sản phẩm ấy, mà họ cũng bắt đầu coi rằng chất tẩy rửa có chứa phốt phát tốt hơn so với trước đó.

Hiệu ứng "Romeo và Juliet" này xuất phát từ thực tế rằng con người ghét việc cơ hội bị mất đi. Vì vậy, khi một cái gì đó bị cấm, dường như vật ấy càng trở nên hấp dẫn. Cha mẹ thường quan sát hiện tượng này ở những đứa con nổi loạn của họ: bất cứ món đồ chơi nào đều sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu một đứa trẻ bị cấm tuyệt đối chơi với nó.

Điều này cũng tạo ra nhiều tình huống thú vị trong thế giới người lớn, chủ yếu liên quan đến vấn đề kiểm duyệt, vì thông tin bị cấm được coi là có giá trị hơn thông tin miễn phí và có sẵn. Một nghiên cứu cho thấy, khi sinh viên đại học được bảo rằng cấm phát ngôn những điều chống lại bạn cùng phòng ký túc xá, họ trở nên đồng cảm hơn với các tranh luận xung quanh của những phát ngôn đó cho dù chưa cần nghe một từ nào!

Tương tự như vậy, những nghiên cứu về phòng xử án chỉ ra rằng bồi thẩm đoàn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thông tin bị "kiểm duyệt". Khi bồi thẩm đoàn biết rằng công ty bảo hiểm sẽ thanh toán hóa đơn, họ có xu hướng gia tăng thiệt hại lớn hơn đến nguyên đơn. Điều thú vị là mặc dù, họ còn gia tăng thiệt hại thậm chí lên cao hơn nếu họ trước đó được dặn dò bởi thẩm phán rằng hãy lờ việc bị cáo có bảo hiểm đi. Những thông tin "bị cấm" có vẻ liên quan hơn đến họ và làm cho họ phản ứng thái quá, giống như một món đồ chơi bị cấm trông vô cùng hấp dẫn đối với bất kỳ đứa trẻ nào.