4: Môi trường yên ổn tạo nên hệ thống “dễ đổ vỡ” – khả năng cải thiện nghịch cảnh xuất phát từ sự bất ổn

Hệ thống cải thiện nghịch cảnh thường được tìm thấy trong các hệ thống tự nhiên hoặc sinh học. Hầu hết những thứ nhân tạo không thể có hệ thống ấy vì chúng không thể tự cải thiện dựa trên những thất bại hoặc căng thẳng bất ngờ. Cố gắng hết mức, chúng chỉ có thể “mạnh mẽ” mà thôi.

 

Ví dụ, một cái máy giặt sẽ hao mòn hiệu suất sử dụng xuống sau khi hoạt động lặp đi lặp lại; có thể chịu đựng qua một vài sự cố, nhưng không thể hưởng lợi từ những sự cố ấy.

Tuy nhiên, một vài hệ thống nhân tạo cũng có khả năng cải thiện nghịch cảnh. Các nền kinh tế là một ví dụ điển hình. Mặc dù đó là một hệ thống nhân tạo, nhưng cũng có khả năng cải thiện nghịch cảnh. Hệ thống như vậy khá giống hệ thống sinh học trong tự nhiên, do tính phức tạp của chúng: bao gồm một loạt các yếu tố và tiểu đơn vị phụ thuộc lẫn nhau.

Trong khi độ phức tạp là yếu tố cốt yếu đối với tất cả các hệ thống cải thiện nghịch cảnh, dù là nhân tạo hay tự nhiên, nhưng vẫn không đủ để duy trì chúng. Những gì mà các hệ thống cải thiện nghịch cảnh cần là biến động. Như chúng ta đã thấy, hệ thống cải thiện nghịch cảnh phụ thuộc vào sự “dễ đổ vỡ” của các tiểu đơn vị cấu thành nên chúng - một số trong những tiểu đơn vị ấy phải chết đi để tăng cường sức mạnh hệ thống như một toàn thể.

Những cú sốc và căng thẳng xác định tiểu đơn vị nào có thể tồn tại hoặc không. Trong một thế giới yên ổn, không có những cú sốc và căng thẳng, sẽ không có áp lực đến các bộ phận cấu thành của hệ thống. Do đó, cuối cùng nó sẽ mất đi khả năng cải thiện nghịch cảnh.

Một lần nữa, nền kinh tế là một ví dụ điển hình về việc môi trường yên bình có thể là một thảm họa. Nhiều chính phủ đã cố gắng chế ngự nền kinh tế, sử dụng các quy định và trợ cấp để vượt qua các chu kỳ kinh tế. Điều này đã được củng cố với niềm tin rằng nền kinh tế có thể được quản lý và thực hiện theo cách được dự đoán trước và bằng phẳng hơn.

Nhưng trong việc loại bỏ các biến động từ hệ thống, họ loại bỏ các yếu tố gây nên áp lực và những cú sốc quan trọng. Nếu không có những thông tin mà các biến động ấy cung cấp, nguồn lực sẽ bị phân bổ sai và nền kinh tế trở nên vô cùng nhạy cảm với các cú sốc gây thiệt hại rất lớn. Sự yên ổn dẫn đến tính dễ đổ vỡ.