Có thể gọi đây là một tình huống ép buộc: một tình huống mà bạn không có lựa chọn nào khác để thực hiện một cái gì đó, bất kể chi phí như nào. Ép buộc đối lập với được lựa chọn.
Chi phí của tình huống ép buộc được xác định bởi kích thước của các thực thể đang bị “ép”; vật ấy càng lớn, cáng khó để quyết đinh. Trong ví dụ về vé máy bay trên, nếu chỉ có mình bạn bay, bạn có thể chỉ cần mua một tấm vé khác với giá cao hơn rất nhiều, nhưng hãy tưởng tượng nếu toàn bộ phải đoàn của một trường đại học cũng ở trong tình huống đó?
Có lẽ sẽ không có đủ chỗ ngồi ở khu vực ghế thường, do đó sẽ cần phải mua vé khu vực đắt tiền, hoặc thậm chí thuê một máy bay phản lực tư nhân. Kích thước của phái đoàn sẽ làm cho tình huống khó khăn hơn.
Tương tự như vậy, toàn cầu hóa đã làm thay đổi nền kinh tế thế giới thành một người khổng lồ duy nhất, khiến nó dễ bị rơi vào tình huống ép buộc này hơn bao giờ hết. Tất cả mọi người, từ các ngân hàng siêu thị địa phương của bạn, được kết nối với nhau trên toàn cầu, cho dù bằng cách giao dịch cổ phiếu tại Nhật Bản hoặc mua sản phẩm từ Brazil. Nếu như một cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra, chuỗi kết nối này sẽ giống như trò chơi domino nối tiếp nhau sụp đổ: các ngân hàng sẽ phải cắt giảm kinh phí dành cho các doanh nghiệp, khi ấy sẽ phải cắt giảm nhân viên, những nhân viên ấy có lẽ sẽ vì vậy mà mất nhà cửa.
Sức ép của nền kinh tế hiện nay là vấn đề toàn cầu và là vấn đề chung, bởi vì tác hại mà nó có thể sẽ gây ra.