5: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

- Cung cấp cơ sở hạ tầng cho cả nền kinh tế

 - Tạo ra và duy trì khung pháp lý giúp thị trường  có thể vận hành, ví dụ như xác lập và bảo vệ quyền sở hữu vật chất và trí tuệ cho các cá nhân và công ty, ban hành những luật chống độc quyền, cấm các công ty không được  liên kết theo những hướng  xóa bỏ các lợi ích từ cạnh tranh, cấm tình trạng gian lận thương mại.

 - Cung cấp những “hàng hóa công” giúp cuộc sống của công dân trở nên tốt đẹp hơn, ví dụ như hệ thống phòng thủ tên lửa, hoặc ngọn đèn hải đăng trên biển. Có những loại hàng hóa công nếu giao vào tay các công ty tư nhân sẽ gây ra nhiều hệ lụy; nên chính phủ phải là người cung cấp và quản lý, chẳng hạn như: nghiên cứu cơ bản, thực thi pháp luật, các công viên và các không gian mở.

 - Giải quyết những vấn đề còn yếu kém của chủ nghĩa tư bản bằng cách điều chỉnh cho phù hợp với các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.

 - Tham gia phân phối lại của cải: thu thuế từ một số công dân và đem lại cho những công dân khác. Cuộc tranh cãi giữa hai lựa chọn: một cái bánh với các phần chia khá đồng đều hay một cái bánh lớn hơn với các phần chia không đồng đều là cuộc tranh cãi chưa bao giờ kết thúc của các nhà kinh tế học, chính trị gia.

 Chính phủ đối với thị trường  có thể được ví như dao mổ của bác sĩ phẫu thuật đối với bệnh nhân. Nếu bác sĩ giỏi, mổ thận trọng và đúng thì mọi việc sẽ tốt hơn. Nếu bác sĩ không đủ năng lực, hoặc hành động thiếu thận trọng, thì dù với những ý định tốt đẹp nhất, nó sẽ tạo ra những hậu quả vô cùng tai hại.