3: Sự “lợi hại” của động cơ tư lợi của con người

Động cơ tư lợi của mỗi con người dẫn dắt hành động của con người.

 

Khi được trả tiền thưởng, hoa hồng cao, chúng ta sẽ làm việc chăm chỉ hơn. Nếu giá xăng dầu tăng lên, chúng ta sẽ hạn chế đi lại bằng xe riêng. Nếu đứa con gái ba tuổi của tác giả biết là tác giả sẽ cho nó một cái bánh nếu nó nín khóc, thì khi tác giả đang nói chuyện điện thoại, nó sẽ khóc thật to để được cái bánh.

Tác giả Adam Smith viết trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia”: “Không phải do lòng nhân từ của người bán thịt, người ủ rượu bia, người bán bánh mì mà từ mối quan tâm đến lợi ích bản thân của họ mà chúng ta có bữa ăn tối”.

Hiểu rõ về tính tư lợi của con người, chúng ta có thể lên kế hoạch tương ứng để giải quyết phần nào hầu hết các vấn đề vốn khó giải quyết như sau: bảo vệ tê giác đen, khỉ đột, các loài thú quý khỏi sự tuyệt chủng, giảm bớt nhu cầu về điện  ở những nơi mất cân bằng về cung và cầu điện như California, giải quyết mâu thuẫn quyền lợi giữa người đại diện (quản  lý, CEO) và các ông chủ, thiết kế chính sách thuế của Chính phủ nhằm thu được thuế của người giàu chuyển sang người nghèo…