11: Cục Dự trữ Liên bang, chính sách tiền tệ và lạm phát

Cục Dự trữ Liên bang bao gồm 12 ngân hàng và 1 Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên. Người đứng đầu Hội đồng này cũng là Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang.

 

Cục làm nhiệm vụ giám sát, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại, gắn kết hoạt động của hệ thống tài chính; và một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là điều hành chính sách tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang cần phải quyết định một lượng tín dụng “vừa đúng” để giữ nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

Nếu lượng  tiền do Fed (Cục Dự trữ Liên bang) cung cấp đến nền kinh tế - thông qua các ngân hàng thương  mại lớn – lớn, lãi suất sẽ giảm, các công ty sẽ đầu tư sản xuất nhiều hàng, kinh tế phát triển. Nhưng khi lãi suất thấp, người tiêu dùng sẽ đầu tư, tiêu dùng nhiều, cung cao hơn cầu, dẫn đến việc tăng giá các sản phẩm và lạm phát xảy ra.

Lạm phát sẽ dẫn đến những hệ lụy sau: sức mua đồng tiền giảm; ngân hàng không dám cho người dân vay tiền thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến những cá nhận đã nghỉ hưu hay những người đang sống bằng những khoản thu thập cố định khác, nền kinh tế bị chệch hướng… Vì những ảnh hưởng to lớn này, lạm phát, đặc biệt là lạm phát phi mã, là điều mà tất cả các chính phủ đều ngán ngại.

Giảm phát – một tình trạng đối nghịch của lạm phát – cũng gây những ảnh hưởng xấu không kém. Giảm phát sẽ làm cho người tiêu dùng ngừng chi tiêu và nền kinh tế ngừng tăng trưởng. Các công ty phản ứng bằng cách tiếp tục giảm giá. Cứ như thế giảm phát tạo ra một vòng xoắn ốc kéo nền kinh tế đi xuống.

Chính sách tiền tệ giống như con dao hai lưỡi. Sử dụng đúng, nền kinh tế sẽ tăng trưởng  thuận lợi và không bị những cú sốc lạm phát, hay giảm phát. Nếu sử dụng sai, nền kinh tế sẽ bị tổn hại nghiệm trọng.