7. Toàn cầu hóa sẽ không giúp mọi quốc gia thoát nghèo

Toàn cầu hóa đã giúp ta mua được nhiều đồ hơn, với giá rẻ hơn, từ nhiều khu vực trên thế giới hơn bao giờ hết. Nó không chỉ giúp người tiêu dùng mua sắm thoải mái hơn, mà còn có tác động bất ngờ lên đói nghèo.
 
Toàn cầu hóa khiến cho những sáng tạo lan tỏa ra khắp địa cầu. Ví dụ, cơ sở hạ tầng viễn thông đã giúp những đổi mới thông tin và khoa học có thể dễ dàng tiếp cận qua Internet. Ngày này, người ta dễ dàng di chuyển, giao dịch và nói chuyện xuyên châu lục, tất cả đều nhờ sáng tạo công nghệ đó.
 
Ta có thể lầm tưởng rằng các quốc gia nghèo ngày nay có thể dễ dàng sử dụng thông tin và các phát kiến mà các nước giàu đã tích tụ trong 250 qua, và nhanh chóng bắt kịp họ. Tuy nhiên, không may thay, khả năng tiếp cận thông tin không phải là điều kiện đủ duy nhất để thoát nghèo.
 
Ở rất nhiều nước khắp thế giới, việc thiếu các thể chế căn bản có thể ngăn cản tăng trưởng và tiến bộ. Mặc dù kiến thức để chữa trị các bệnh dịch hay để thiết lập một nền dân chủ hoạt động được sẵn có, nhưng các thể chế cần để áp dụng những sáng tạo này thì không.
 
Một vài quốc gia, bao gồm Hong Kong, Nhật Bản và Singapore cũng như Trung Quốc và Ấn Độ, thực sự đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Nhưng sự phát triển của họ lại khiến các quốc gia như Liberia và Afghanistan thụt lùi. Dù một vài quốc gia đã trở thành nước thu nhập trung bình, một số lại trở nên nghèo hơn 10 năm về trước.
 
Cộng hòa dân chủ Congo là một ví dụ điển hình. Do các vấn đề chính trị và kinh tế khổng lồ và kinh niên, người dân ở đấy đang có một cuộc sống tồi tệ hơn cả sau Thế chiến thứ 2.