Từ thiện là giúp đỡ những người đang thiếu thốn. Và đây là việc làm tốt, phải không? Điều đó còn phụ thuộc vào việc bạn cho gì và cho như thế nào.
Các quốc gia giàu thường mắc bệnh ảo tưởng viện trợ (aid illustion). Thực sự thì viện trợ phát triển dưới dạng bơm tiền từ quốc gia giàu sang quốc gia nghèo xảy ra khắp nơi trên thế giới. Riêng trong năm 2011, các chính phủ khắp thế giới cung cấp hơn $133.5 tỷ cho viện trợ phát triển và các quỹ từ thiện cũng như tổ chức phi chính phủ gây quỹ $30 tỷ nữa. Khoản này sẽ đủ để kết thúc đói nghèo một lần và mãi mãi phải không?
Tuy nhiên, điều ngược lại đang diễn ra. Dù các nước giàu vẫn còn tưởng rằng chỉ đơn giản ném tiền vào các nước nghèo sẽ chấm dứt sự đau khổ của con người, thiếu tiền lại không phải là nguyên nhân duy nhất của đói nghèo. Chính phủ tồi, các thể chế hoạt động sai trái, các quyền con người và dân sự không được bảo vệ mới là vấn đề chính yếu.
Tài trợ tiền có thể dễ dàng rơi vào tay những chế độ tham nhũng, không có chút mong muốn chấm dứt đòi nghèo và đau khổ bởi vì nó sẽ ngừng dòng viện trợ lại. Ví dụ, Zimbabwe đang nằm dưới chế độ độc tài của Robert Mugabe, và nhận các khoản viện trợ chiếm tới 10% nguồn thu nhập quốc gia.
May thay, có một số cách khác để chống đói nghèo hiệu quả hơn. Ví dụ, lan tỏa kiến thức khoa học, thông tin về tiến trình dân chủ, khoản kiều hối được những người di cư gửi về hoặc hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư đều là giải pháp tốt hơn là viện trợ phát triển bằng tiền.
Quan trọng nhất là các quốc gia có thể dỡ bỏ các hạn ngạch thương mại, ngăn cản nông dân ở những quốc gia nghèo gia nhập vào thị trường quốc tế. Ví dụ, Ngân hàng thế giới có thể cung cấp hỗ trợ ngoại giao cho những nước cần một sân chơi công bằng hơn khi đàm phán thương mại, và những người di cư từ châu Phi có thể được cho phép để sang các quốc gia giàu học Đại học trong một khoảng thời gian nhất định.
Tóm lại, có rất nhiều cách để giúp các quốc gia thoát nghèo. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần ném tiền vào vấn đề dường như không phải là biện pháp hữu hiệu nhất.