6. Bản chất của bất bình đẳng đã thay đổi theo thời gian

Khi nghĩ về bất bình đẳng, ta thường chỉ nhìn về khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội của mình. Tuy nhiên, ngày nay ta phải bắt đầu tư duy toàn cầu.
 
Đúng là quốc gia nào cũng có sự bất công, nhưng chênh lệch lớn nhất nằm ở giữa các quốc gia.
 
Trước thời Khai sáng và Cách mạng công nghiệp, hầu hết các quốc gia đều có chỗ đứng tương tự nhau, và sự bất công tài sản lớn nhất nằm ở những người nông dân nghèo và giới quý tộc giàu có, sở hữu những mảnh đất mà dân cày làm thuê.
 
Tuy nhiên, thời Khai sáng về căn bản đã tiêu diệt giới quý tộc và cùng với sự gia tăng của giới trung lưu, những chênh lệch khổng lồ này đã bắt đầu thu hẹp.
 
Với một vài quốc gia, các cuộc cách mạng công nghệ và tri thức này mang lại khối tài sản lớn; một số khác thì bị bỏ lại. Trong khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu tận hưởng sự giàu có và tiêu chuẩn sống nâng cao, rất nhiều các quốc gia châu Phi và Đông Á vẫn vật lộn qua ngày để tiến lên.
 
Ví dụ, ở châu Phi số người nghèo thực sự còn tăng gấp đôi từ năm 1981 và 2008, từ 169 triệu người lên 303 triệu người.
 
Sự chênh lệch giữa người dân trong một quốc gia cũng không bị loại bỏ hoàn toàn. Ví dụ, ở Mỹ, một nước khá giàu, nhưng vẫn có sự bất công lớn.
 
Ở Mỹ, giới 1% - giới có thu nhập cao nhất trong dân số - kiểm sát phần lớn tài sản, trong khi phần còn lại dân số chỉ có cuộc sống tốt hơn bố mẹ họ một chút, hay thậm chí vẫn sống trong nghèo đói.
 
Và hậu quả của cái nghèo không chỉ xoay quanh chuyện trả tiền nhà hay đồ ăn. Nghèo đói cũng làm người ta mất khả năng tham gia vào các tiến trình xã hội và chính trị, cũng khi khả năng học Đại học thấp hơn.
 
Mặt khác, giới siêu giàu (top 0.01% những người có thu nhập cao nhất, chiếm giữ 4.5% tổng thu nhập nước Mỹ) đang trở nên ngày càng giàu hơn. Đó cũng một cơ sở để người ta lập luận rằng nước Mỹ đang xây dựng một chế độ quý tộc hiện đại.