Triết học cần học tập điều gì ở nhạc pop?
Triết học cần học tập điều gì ở nhạc pop?
Từ những năm 1960, triết học bị lu mờ còn nhạc pop lại chinh phục được cả thế giới. Nhạc pop giờ đây lại là phương tiện quan trọng nhất để truyền tải thông điệp. Đó là lý do vì sao triết học phải học tập nhạc pop nếu muốn tiếp tục tồn tại.
Những năm 1960, khi nhạc pop bắt đầu phổ biến rộng rãi, người ta chỉ coi đây là một thứ nhạc "vớ vẩn" được các nữ sinh hâm mộ cuồng nhiệt, với cách thể hiện kì cục và tầm thường. Ngược lại, triết học luôn được biết đến với chiều sâu triết lý, là cái nôi nuôi dưỡng khát khao được hiểu chính mình và thay đổi thế giới.
Triết học luôn được biết đến với chiều sâu triết lý, là cái nôi nuôi dưỡng khát khao được hiểu chính mình và thay đổi thế giới
 
Nhưng cũng từ những năm 1960, triết học bị lu mờ còn nhạc pop lại chinh phục được cả thế giới. Nhạc pop giờ đây lại là phương tiện quan trọng nhất để truyền tải thông điệp. Đó là lý do vì sao triết học phải học tập nhạc pop nếu muốn tiếp tục tồn tại. Trước tiên, cần phải  hiểu được những "chiến lược" đã tạo nên quyền năng của nhạc pop.
 
Và dưới đây là những bài học quan trọng triết học có thể học từ pop.
 
Những bài hát pop vừa lôi cuốn người nghe vừa truyền tải được những thông điệp khác nhau
Đầu tiên, nhạc pop luôn có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại được . Những bài hát pop vừa lôi cuốn người nghe vừa truyền tải được những thông điệp khác nhau. Thứ âm nhạc này biết cách phá vỡ hàng rào và điềm nhiên bước vào thế giới tưởng tượng phong phú của con người. Không có một tiêu chuẩn nào trong việc truyền tải và sáng tạo cả. Muốn lan tỏa những thông điệp của mình, triết học cần biết cách chinh phục khán giả như vậy. Pop là thứ âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới và càng ngày, nó lại càng phủ sóng và công phá mạnh mẽ hơn tất cả các tôn giáo cộng lại. Ngày càng có nhiều người đam mê và đặt niềm tin vào nhạc pop. Có thể nói, món ăn tinh thần này chính là một người bạn đồng hành luôn có mặt trong từng cung bậc cảm xúc của khán- thính giả, đánh bại mọi loại hình nghệ thuật khác.
 
Pop thịnh hành được như vậy một phần là do biết cách phân công công việc. Trong nhạc pop, ca sĩ hay nghệ sĩ giải trí có thể khuấy động và làm chủ sân khấu có vai trò khác hoàn toàn với các nhạc sĩ và nhạc công. Cái hay ở đây là những người nghệ sĩ với khả năng khác nhau cùng hợp tác, cốt để cho ra một sản phẩm thỏa mãn cả phần nghe và phần nhìn, với bản hòa âm phối khí được công chúng yêu thích. Sự thành công của pop không phải từ độc một tài năng xuất sắc, mà là sự tổng hòa của một tập thể để tạo nên thứ âm nhạc chạm đến trái tim của người nghe.
Pop chọn cách tiếp cận chúng ta bằng cảm xúc
 
Nhạc Pop còn chinh phục chúng ta bởi sự ngắn gọn. Trong cuộc sống bộn bề, pop đã thành công chỉ với những giai điệu dài chưa đến 3 phút. Giống như tất cả các loại hình nghệ thuật khác, pop cũng cố gắng truyền tải thông điệp, nhưng không phải là thông qua trí tuệ con người. Thay vào đó, pop chọn tiếp cận chúng ta bằng cảm xúc. Sức ảnh hưởng của Pop đã đạt tới và thậm chí còn vượt xa các tượng đài văn học như Pericles, Lincoln, Dickens và Proust.  Thực tế chính là minh chứng cho lời khẳng định của học giả  Walter Pater vào thế kỷ 19: "Âm nhạc là sự khao khát của tất cả các loại hình nghệ thuật".
 
Giống như tôn giáo, Pop để chúng ta nghe đi nghe lại một bài hát nhiều lần, Nhưng chỉ 3 phút mỗi ngày, chứ không phải 3 tiếng hàng tháng. Giống như việc niệm chú, pop hoạt động dựa trên sự tích lũy trong tâm trí con người. Pop thà chọn sự đơn giản còn hơn là bị kìm kẹp trong một đống lý thuyết cao siêu. Pop đánh trúng vào nhu cầu xúc cảm của con người: chúng ta muốn được khuyến khích, được giải tỏa, được an ủi khi cô đơn và được nghe những điều đẹp đẽ của cuộc sống. Pop không hề bị bó hẹp trong cái được cho là nghệ thuật. Nó hiểu được bản chất tâm trí con người thực ra rất đơn giản.
Pop có thể tạo ra những khoảnh khắc sâu lắng, tràn ngập cảm xúc
 
Cuối cùng, Pop là bậc thầy kích thích cảm xúc con người. Đây chính là điều mà các nhà tôn giáo và chính trị gia mong muốn nhưng không thể làm được. Pop có thể tạo ra những khoảnh khắc sâu lắng, tràn ngập cảm xúc. Trong một buổi biểu diễn, người ca sĩ cũng giống như một linh mục có thể khiến các con chiên sẵn sàng hy sinh và làm bất cứ việc gì vì đức tin của mình.
 
Tất nhiên, pop cũng cần nghiên cứu triết học để phát triển. Pop dù đã và đang đề cập đến những chủ đề nóng bỏng của xã hội nhưng vẫn chưa có khát khao tận dụng cơ hội này để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong tương lai, nghệ sĩ nhạc pop cần tìm ra những thông điệp nhân văn và biến chúng thành những câu hát mà ai cũng thuộc lòng - để âm nhạc trở thành tiếng lòng của nhân loại. Thế giới luôn luôn chờ mong đến một lúc nào đó, triết học và nhạc pop có thể song hành, cùng nhau làm nên điều kỳ diệu!
 

Theo The School of Life

Mai Đào (biên dịch)

Tags: