Thực tế, mỗi ngày chúng ta đều phải tương tác với rất nhiều đồ vật, thiết bị và dịch vụ, mỗi thứ đều đòi hỏi chúng ta hành động và thao tác theo một cách thức cụ thể nào đó. Thế nhưng, đã bao giờ bạn cố gắng làm một việc rất đỗi bình thường nhưng đều chỉ nhận lại sự thất bại? Điều này dẫn đến việc bạn sẽ cảm thấy bất lực, bỏ cuộc và không ngừng đổ lỗi cho bản thân. Đồng thời, chúng ta tự có suy nghĩ không còn ai khác gặp phải vấn đề tương tự nên cho rằng mình không có khả năng với công việc này và hiển nhiên từ bỏ nó trong lần gặp tiếp theo. Đây được gọi là sự bất lực được kiểm chứng.
Giống như thời còn đi học, có phải chứng sợ môn toán rất thường gặp cũng xuất phát từ một dạng bất lực được kiểm chứng? Liệu một vài lần thất bại trong những tình huống đơn giản có thể được quy kết thành sự bất lực với mọi vấn đề toán học? Chúng ta cùng phân tích kỹ hơn với giả định rằng tất cả bài học trước đó bạn đã được nắm bắt và hiểu một cách thấu đáo, nhưng bạn chỉ cần lơ là một chút, bạn hoàn toàn có thể bị rớt lại phía sau. Và sẽ thật khó để bắt kịp trở lại! Kết quả là, hội chứng sợ môn toán - không phải vì môn học này quá khó, mà là vì nó được giảng dạy theo cách mà sự khó khăn ở một bài học nào đó có thể cản trở việc học toàn bộ các bài sau đó. Vấn đề ở đây là một khi sự thất bại xuất hiện, nó sẽ nhanh chóng được khái quát hóa bởi quá trình tự đổ lỗi cho bản thân thành thất bại trong mọi khía cạnh liên quan đến toán học. Khi vòng tròn luẩn quẩn đã xuất hiện - bạn gặp thất bại với điều gì đó, bạn nghĩ rằng đó là do lỗi của bạn. Cuối cùng, bạn sẽ thực sự không thể làm được, đúng như bạn đã nghĩ trước đó.
Bạn thấy đó, thực chất vấn đề không nằm ở bạn mà là chính cách hoạt động, vận hành của một sự vật, sự việc không tối ưu để con người chúng ta có thể tận dụng một cách chính xác. Hiện tượng trên chính là yếu tố gây nên bế tắc trong cuộc sống, thậm chí tệ hơn nữa, sự bất lực được kiểm chứng này sẽ dẫn tới trầm cảm và mất niềm tin vào bản thân. Ắt hẳn đó chẳng phải là một tín hiệu tích cực đối với tâm lý của con người. Dần dần nó này sẽ ăn sâu ảnh hưởng đến nhiều sự việc xảy ra quanh chúng ta và dẫn đến sự mắc kẹt trong lời nguyền “bản thân kém cỏi”. Cùng bàn riêng về lĩnh vực thiết kế, một khi xuất hiện dấu hiệu của sự bế tắc sẽ không khác nào “hố đen” của ngành sáng tạo. Cạn kiệt ý tưởng là yếu tố tiên quyết kìm kẹp sự phát triển của con người, của khối óc nhiều hơn hàng trăm hàng nghìn lần so với cuộc sống thường ngày. Vậy làm thế nào để giúp chúng ta giải quyết trường hợp trên, hay sẽ là một góc độ khác để tìm ra giải pháp cho chính sự việc đang gặp rắc rối?
Bạn sẽ tìm được lời giải đáp ngay trong cuốn sách Thiết Kế Người Dùng Làm Trung Tâm của Don Norman. Cuốn sách sẽ giúp bạn trở thành nhà quan sát sắc sảo trước những vấn đề, thiết kế kém cỏi và ngớ ngẩn đang gây ra rắc rối cho cuộc sống của con người. Các bạn sẽ phải gật gù tâm đắc khi đọc các phân tích về tâm lý học con người hay thiết kế của những vật dụng thường ngày để từ đó nhận thức được cách thiết kế mọi thứ đúng đắn, khoa học.
Tất cả chúng ta đều là nhà thiết kế! Dù không theo nghề thiết kế chuyên nghiệp, hằng ngày, chúng ta vẫn phải tự thiết kế cuộc sống, sắp xếp chỗ ở hay tổ chức cách làm việc khoa học. Cuốn sách này chắc chắn sẽ giúp bạn rút ra được vô số kinh nghiệm hữu hiệu để khiến cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị, thoải mái và nhiều niềm vui hơn.