Ba cuốn sách dưới đây không chỉ giúp bạn tìm được lời đáp cho thắc mắc trên mà còn mang đến cho người đọc vô vàn điều thú vị, đáng khâm phục của người dân cũng như quốc gia hùng mạnh này.
Khái lược văn minh luận - Fukuzawa Yukichi
Ông tiếp tục lý giải kỹ hơn về khái niệm văn minh khi cho rằng, “Liệu có thể chỉ đề cập đến cái ăn, cái mặc mà gọi đó là văn minh không? Mục đích của con người không chỉ có ăn, mặc. Nếu mục đích chỉ có ăn, mặc thì con người cũng chỉ như con kiến, hay như con ong mà thôi. Hay chỉ nói về tâm hồn cao đẹp, có thể gọi là văn minh không? Tức người trong thiên hạ như Nhan Hồi chỉ uống nước, ở hẻm nhỏ. Một khi tinh thần và cơ thể con người không có được những gì cần thiết phù hợp thì không thể gọi là văn minh. Đời sống an lạc, hay phẩm cách cao đẹp chính là chỉ sự tiến bộ. Có thể nói, văn minh là sự tiến bộ của tri thức và đạo đức”.
Yukuzawa Yukichi viết cuốn sách này vào năm 1875, gần 10 năm sau khi Công cuộc Duy tân bắt đầu ở Nhật. Chứng kiến những làn sóng phản đối ở trong nước, tư tưởng thủ cực Nho giáo của Nhật lúc bấy giờ, Fukuzawa Yukichi tin rằng, lý giải rõ hành trình mà nước Nhật Bản phải bước đi để tạo dựng nền văn minh mới cho một quốc gia hiện đại là việc làm cần thiết.
Có thể thấy, cuốn sách đề cập đến tiến trình này dưới nhiều yếu tố như thiết chế, việc học tập, thương mại. Các yếu tố cơ bản của nền văn minh bao gồm khai sáng, tự do, công bằng, những điều tốt đẹp cho xã hội đã được ông nhắc đến một cách xuyên suốt trong tác phẩm.
“Khái lược văn minh luận” là cuốn sách giúp chúng ta có được câu trả lời cho thắc mắc vì sao lại có một nước Nhật Bản như ngày nay. Tất cả nằm ở “tinh thần văn minh” của một dân tộc. Đây là cuốn sách nhập môn bổ ích cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về con đường phát triển văn minh của đất nước Nhật Bản.
Nhật Bản Duy tân 30 năm – Đào Trinh Nhất
Theo tác giả, thành công ấn tượng của Nhật Bản bắt nguồn từ ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đó là những tính cách đặc biệt, tạo nên quyết tâm duy tân không gì lay chuyển nổi của người Nhật như kính thần, tự tôn, coi trọng danh dự, thượng võ, coi cái chết như không và đặc biệt là dung hoà tốt.
Thứ hai là nhờ nền văn hoá của Nhật Bản. Danh lợi cử nhân, tiến sĩ không làm các sĩ phu nước này trở nên mê muội. Họ cũng không mê tín, không đốt vàng mã, không tin quỷ thần. Bởi vậy, khi biết đến Tây học văn minh, họ không chần chừ mà theo ngay.
Thứ ba, ngay từ đầu, tầng lớp tinh hoa của Nhật Bản hiểu rằng, mấu chốt của cải cách phải bắt nguồn từ học thuật tư tưởng. Tư tưởng công lợi của người Anh và người Mỹ đã được Fukuzawa Yukichi ra sức truyền bá, làm cho sĩ phu hướng về thực học, quốc dân được bồi dưỡng về tự do độc lập.
Người đọc sẽ cảm thấy thú vị khi các lý giải của tác giả đều dựa trên những căn cứ xác thực, không vu vơ, không tưởng tượng. Chẳng những vậy, ông còn đặt Nhật Bản trong hệ quy chiếu với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Việt Nam… để thấy rõ căn nguyên tại sao chúng ta đã không thể chuyển mình ngoạn mục như Nhật Bản.
Phúc Ông tự truyện - Fukuzawa Yukichi
“Phúc ông tự truyện” kể về những bước thăng trầm trong cuộc đời Fukuzawa Yukichi, một chính trị gia vĩ đại, linh hồn của Công cuộc Duy tân từ khi ông còn nhỏ cho đến những năm tháng tuổi già.
Không những vậy, cuốn sách còn tái hiện lại bối cảnh xã hội phức tạp ở Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa sau thế kỷ XIX. Khác xa với những tường thuật cứng nhắc trong các sách giáo khoa về lịch sử, những biến chuyển lớn lao trong lịch sử nước Nhật qua giọng kể chân thành và văn phong giàu nhạc điệu của Fukuzawa Yujichi hiện lên thật chân thực và sống động.
Có thể thấy, những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế mà Fukuzawa Yukichi truyền bá là căn nguyên phát triển của Nhật Bản cận hiện đại. Do đó, việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cũng như tư tưởng Fukuzawa Yukichi là điều cần thiết, không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận lại những vấp váp của lịch sử cận đại Việt Nam mà còn hữu ích cho cả sự phát triển hiện nay.
Nói về nhan đề cuốn sách, “Phúc Ông” trong tên sách có nghĩa là ông Voltarie của Nhật Bản. Voltaire phiên âm chữ Hán là Phúc Lộc Nhĩ, nói gọn là “Ông Phúc”). Người Nhật coi ông Fukuzawa Yukichi cũng vĩ đại như ông Phúc Lộc Nhĩ, tức ông Joan Francois Marie Aruet (1694-1778), nhà văn, nhà triết học trứ danh của nước Pháp, từng tiên phong trong phong trào ánh sáng ở thế kỷ XVIII, có ảnh hưởng to lớn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789), đến văn hoá và triết học châu Âu.
Dù đã được viết cách đây hơn 100 năm (1899) nhưng cuốn sách đầy ắp các sự kiện lịch sự, tâm sự riêng tư và nhiều câu chuyện thú vị… vẫn tiếp tục chứa đựng bao điều mới lạ, không ngừng cuốn hút độc giả hiện đại.
Bộ sách hiện đã có mặt trên gian hàng Shopee và Tiki của Trạm Đọc với ưu đãi lên tới 30% và miễn phí phí vận chuyển. Ghé thăm ngay tại:
Minh Phương