Bộ sách của Edward de Bono này sẽ không dành cho bạn nếu…
Bắt đầu với phương pháp Sáu Chiếc Mũ Tư Duy, Edward de Bono đã tạo ra một sự thay đổi có thể nói là căn bản trong tư duy của con người trong hơn 4000 năm qua.
6 chiếc mũ tư duy bao gồm:
Mũ trắng – Objective
Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn.
• Mũ đỏ – Intuitive
Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc.
• Mũ đen – Negative
Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi.
• Mũ vàng – Positive
Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại.
• Mũ xanh lá cây – Creative
Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.
• Mũ xanh dương – Process
Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”.
Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.
Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn có thể giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập. Bạn sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.
Tư Duy Đa Chiều
Mục đích của tư duy là thu thập thông tin, suy luận và sử dụng chúng tốt nhất có thể. Do đặc thù cơ chế vận hành của tâm trí trong việc tạo ra những mô hình khái niệm cố định, chúng ta không thể sử dụng những thông tin mới tốt nhất trong khi sở hữu các phương tiện tái lập và cập nhật những mô hình cũ.
Lối tư duy truyền thống (vertical thinking—tư duy theo chiều dọc) là một cách tư duy hiệu quả nhưng khôn hoàn chỉnh. Nó cần được bổ sung những yếu tố giúp sản sinh giải pháp của tư duy sáng tạo.
Tư duy đa chiều liên quan đến việc phát triển những ý tưởng mới. Thật kì cục khi nghĩ rằng các ý tưởng mới liên quan đến các sáng chế kĩ thuật. Đó chỉ là một phần nhỏ. Tư duy sáng tạo giúp tiến bộ từ khoa học tới nghệ thuật, từ chính trị đến hạnh phúc con người.
Tư duy đa chiều cũng liên quan đến việc phá vỡ nhà tù của những ý tưởng cũ kĩ. Nó tọa ra sự thay đổi trong thái độ và cách tiếp cận, từ đó dẫn đến việc nhìn những sự vật quen thuộc theo một cách khác.
Rất khó để học được các kĩ thuật tư duy đa chiều nếu chỉ đọc về nó. Để phát triển những kĩ năng đó, chúng ta phải thực hành đều đặn và đó là lí do tại sao cuốn sách này nhấn mạnh vào thực hành. Tư duy đa chiều tạo ra thái độ hoài nghi để bạn hoài nghi hay sự hỗn độn để xáo trộn mọi thứ. Tư duy đa chiều đánh giá cao tính hữu ích của trật tự và mô hình nhưng nó luôn có nhu cầu thay đổi trật tự và mô hình để chúng trở nên hữu ích hơn.
Dạy Con Trẻ Cách Tư Duy
Nếu đã đọc cả hai cuốn sách trên mà vẫn thấy chưa đủ thì cuốn sách cuối cùng Trạm muốn giới thiệu với các bạn này chắc hẳn sẽ giúp bạn cảm thấy thỏa mãn. Mặc dù tên cuốn sách là Dạy Con Trẻ Cách Tư Duy nhưng cuốn sách này thực sự lại là sự tổng hợp của cả hai cuốn sách phía trên và không chỉ dành cho những người làm cha mẹ.
Phần lớn các trường học hiện nay đều không dạy kĩ năng tư duy cho học sinh. Một vài trường đưa kĩ năng này vào giảng dạy nhưng cũng chỉ giới hạn trong kĩ năng phân loại thông tin và phân tích. Mãi cho đến gần đây, phong trào dạy tư duy trong trường học mới dấy lên. Một số trường đã đưa vào môn “tư duy phê phán”. Đây là một việc rất nên làm nhưng nếu chỉ dạy tư duy phê phán thôi thì chưa đủ, mà thậm chí còn nguy hại.
Một trong những tham vọng của Edward de Bono khi viết cuốn sách này là sẽ giúp cho nhiều bạn trẻ ngày càng tự tin rằng: “Tôi biết tư duy”
Thậm chí sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu họ khẳng định thêm: “Tôi có tư duy và tôi thích tư duy.”
Cuốn sách này cũng mang lại cơ hội phát triển tư duy như vậy cho các bậc cha mẹ và người lớn nói chung.Tư duy không hề khó và không hề nhàm chán. Bạn không cần phải là một thiên tài mới có thể trở thành người giỏi tư duy.
Chính vì vậy, tư duy là yếu tố sống còn để tồn tại, để thành công và là yếu tố cạnh tranh trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.