[TỌA ĐÀM] TRƯỜNG PHÁP Ở VIỆT NAM 1945-1975: TỪ SỨ MẠNG KHAI HÓA ĐẾN NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN THỤY PHƯƠNG
[TỌA ĐÀM] TRƯỜNG PHÁP Ở VIỆT NAM 1945-1975: TỪ SỨ MẠNG KHAI HÓA ĐẾN NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN THỤY PHƯƠNG
Tác giả phân tích sự đánh cuộc không thể tin nổi của người Pháp nhằm duy trì sự tồn tại của Trung học Albert-Sarraut tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954-1965.

Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa bắt nguồn từ luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thụy Phương, đã hoàn thành vai trò của mình là làm sống lại thiên truyện về nền giáo dục Pháp tại Việt Nam trong ba thập niên bản lề của lịch sử đất nước, 1945-1975. Ở Việt Nam, giai đoạn 1945-1975 chứng kiến hai cuộc kháng chiến liên tiếp. Thế nhưng, bằng cách phân tích tinh tế của tác giả, bạn đọc sẽ phát hiện ra hơn cả một đất nước trong cơn bão táp. Công trình của Thụy Phương làm sáng tỏ những số phận, những tuổi thơ, những khám phá và những phát kiến mới về bản sắc, và cả những lập trường phức tạp, thường trái chiều, so với những gì mà độc giả có thể mong đợi. Cuốn sách mở ra một thế giới phổ quát và đứt gãy, những tuổi thơ di trú từ Bắc vào Nam, rồi ra ngoại quốc, những đường đời zigzag. Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới đó đã biến mất nếu như nó không để lại dấu ấn sâu đậm lên nhiều thế hệ và nhất là nó vẫn còn thời sự trong thế giới đầy biến chuyển ngày nay.

 Một trong nhiều điểm giá trị trong công trình đầy sức thuyết phục của Thụy Phương là soi tỏ những nẻo đường khác nhau của những ngôi trường này và rất nhiều ngôi trường khác bằng cách lồng nó vào bối cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Tác giả phân tích sự đánh cuộc không thể tin nổi của người Pháp nhằm duy trì sự tồn tại của Trung học Albert-Sarraut tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954-1965.

Trước đó vào năm 2020, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương đã cho ra mắt Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen. Cuốn sách là tổng hợp những nghiên cứu về Di sản giáo dục Thực dân. Dựa trên những tài liệu và văn bản khai thác được từ các trung tâm lưu trữ nước ngoài, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa Pháp, tác giả đã cố gắng phân tích một các hệ thống về giáo dục Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thời thuộc địa, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế về nền giáo dục của thời kỳ này.

-----------------------------

Tại tọa đàm, chúng ta sẽ được lắng nghe tác giả Nguyễn Thụy Phương và các diễn giả chia sẻ về:

▪ Quá trình hình thành ý tưởng và quá trình nghiên cứu

▪ Về chính sách ngoại giao và chính trị của Pháp thông qua giáo dục trong giai đoạn 1945-1975, di sản của giáo dục Pháp tại Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là hiện nay. 

▪ Tâm sự về phương pháp tiếp cận lịch sử - “ký ức thông qua lời kể”, quá trình giải thuộc địa ở Việt Nam và sự trỗi dậy của cảm thức “hoài nhớ” văn hoá Pháp trước 1945.

Đăng ký tham gia tọa đàm và đặt câu hỏi thảo luận: https://forms.gle/BnYvmkK8PEVo2zbq8

Link sự kiện chính thức: https://fb.me/e/2oLGDqcZS

THÔNG TIN SỰ KIỆN

  1. Thứ bảy - 08.10.2022 - 09:00
  2. Thư viện Hà Nội, 54E Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  3. Vào cửa tự do
  4. Phát trực tiếp trên các trang Facebook của Viện Pháp tại Việt Nam
  5. Diễn giả:
  • Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương, tác giả cuốn sách
  • Ông Arnaud PANNIER, Tùy viên Hợp tác Giáo dục, ĐSQ Pháp tại Việt Nam
  • Chủ trì: Tiến sĩ Mai Anh Tuấn
Tags: