Thông minh về mặt cảm xúc - Bạn đã thấu hiểu được bao nhiêu về Trí tuệ Xúc cảm?
Thông minh về mặt cảm xúc - Bạn đã thấu hiểu được bao nhiêu về Trí tuệ Xúc cảm?
Là một thuật ngữ tâm lý nói về khả năng nhận thức, thấu cảm và truyền đạt cảm xúc, Trí tuệ Xúc Cảm còn là “cơ quan” gần như kiểm soát hầu hết các loại trí thông minh khác, nó ảnh hưởng đến cách chúng ta dùng các loại trí thông minh ngôn ngữ, logic, không gian, vận động... vào đúng nơi, đúng hoàn cảnh và đúng thời điểm, điều khiển toàn bộ hành vi, thái độ và động lực của chúng ta.
Bộ sách Trí tuệ xúc cảm của HBR ( HBR Emotional Intelligence)
(15 lượt)
Kiểm soát hơn 90% các yếu tố quyết định sự nổi trội trong sự nghiệp, trí thông minh xúc cảm (EQ) là một kỹ năng quan trọng với bất kỳ ai, dù bạn đang công tác tại ngành nghề nào, ở cấp bậc nhân viên hay vị trí lãnh đạo. Đây là xu hướng kỹ năng nghề nghiệp được dự đoán sẽ rất “HOT” trong tương lai, khi các nhà tuyển dụng đang ngày càng tìm kiếm những ứng viên có sự linh hoạt và thích ứng tốt với mọi tình huống, vị trí và điều kiện làm việc.

Trước khi tìm cách nâng cao chỉ số EQ của bản thân để tạo bước tiến dài trong hành trình thăng tiến sự nghiệp, bạn nhất định phải hiểu rõ nhưng “tri thức căn bản” của trí tuệ xúc cảm sau đây:

Chính xác Trí tuệ Xúc cảm là gì?

Daniel Goleman - chuyên gia hàng đầu và là tác giả của cuốn sách best-seller về chủ đề Trí tuệ Xúc cảm đã từng nhấn mạnh rằng “Năng lực xúc cảm là một siêu năng lực; nó quyết định việc chúng ta khai thác thế mạnh của mình, kể cả trí tuệ như thế nào”.

Như vậy có thể hiểu, hơn cả định nghĩa đơn giản là một thuật ngữ tâm lý nói về khả năng nhận thức, thấu cảm và truyền đạt cảm xúc, Trí tuệ Xúc Cảm còn là “cơ quan” gần như kiểm soát hầu hết các loại trí thông minh khác, nó ảnh hưởng đến cách chúng ta dùng các loại trí thông minh ngôn ngữ, logic, không gian, vận động... vào đúng nơi, đúng hoàn cảnh và đúng thời điểm, điều khiển toàn bộ hành vi, thái độ và động lực của chúng ta.

Lợi ích tuyệt vời và tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm ?

Một người giàu trí tuệ xúc cảm thường:

  • Dễ dàng hơn trong việc hình thành và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân và 'hòa nhập' với các tình huống nhóm.
  • Xây dựng và duy trì các mối quan hệ theo một cách tự nhiên và trôi chảy nhất.
  • Hiểu rõ hơn về trạng thái tâm lý của chính họ, bao gồm quản lý căng thẳng hiệu quả và ít bị trầm cảm hơn.
  • Luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân.
  • Có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp
  • Biết cách duy trì động lực và sự cố gắng cho bản thân, có chỉ số đạt thành công cao hơn rất nhiều người và sẽ sớm có những thành tích nhất định trong công việc.

Rõ ràng, một người làm việc năng suất và có khả năng điều khiển nhóm kết hợp hiệu quả chắc chắn sẽ thúc đẩy hiệu quả công việc cao. Và người đó sẽ ngày càng có sức ảnh hưởng tốt bởi vì ai cũng thích làm việc với họ.

Những yếu tố nào làm nên trí tuệ xúc cảm?

Trí thông minh cảm xúc là “cái gì đó” khá trừu tượng, tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ và phân loại cụ thể, có thể thấy Trí thông minh cảm xúc được hội tụ lại bởi 5 nhóm kỹ năng cốt lõi gắn liền với 2 nhóm năng lực cơ bản là năng lực cá nhân và năng lực xã hội.

Năng lực cá nhân bao gồm tự nhận thức, tự điều chỉnh bản thân, và động lực bên trong. Đây là những khả năng tập trung chủ yếu vào cá nhân bạn hơn là những tương tác giữa cá nhân với người khác. Năng lực cá nhân là khả năng nhận diện cảm xúc của mình và kiểm soát hành vi, ý định của chính mình.

Tự nhận thức là khả năng bạn tiếp nhận một cách chính xác về cảm xúc của mình và hiểu rõ cảm xúc đó ngay khi nó xảy ra. Tự đánh giá và kiểm soát cảm xúc hiệu quả sẽ giúp bạn cải thiện sự tự tin, giao tiếp khéo léo hơn, có những mối quan hệ tốt đẹp hơn, và thành công hơn trong công việc.

Tự điều chỉnh là khả năng vận dụng nhận thức về cảm xúc của chính bạn để luôn linh hoạt và chỉ đạo hành vi đúng đắn: biết suy nghĩ trước khi hành động, biết tạm ngưng phán xét về một tình huống, con người hoặc trải nghiệm nào đó, biết chuyển hướng những tâm trạng tiêu cực...

Động lực bên trong là trạng thái nội tại dẫn dắt và duy trì các hành vi của chúng ta, cam kết thực hiện và đạt được mục tiêu, tạo ra sự chủ động khi có cơ hội, cũng như sự lạc quan và khả năng phục hồi sau mỗi biến cố, khủng hoảng hoặc thất bại. Động lực là niềm đam mê bạn dành cho công việc, nó vượt qua cả tiền bạc, sự công nhận hoặc thăng tiến. 

Năng lực xã hội được hình thành từ kỹ năng nhận thức xã hội và quản lý các mối quan hệ; Là khả năng thấu hiểu cảm xúc, hành vi và động cơ của người khác để làm quyết định phản hồi và quản trị hiệu quả các mối quan hệ.

Nhận thức xã hội là khả năng nhận biết chính xác những cảm xúc của người khác và thấu hiểu điều gì đang thực sự diễn ra, hiểu rõ về tình huống và hoàn cảnh hiện tại của người khác.

Sự điều chỉnh xã hội hay kỹ năng quản lý các mối quan hệ: Là khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác, vận dụng nhận thức về cảm xúc của mình và của người khác để kiểm soát các tương tác một cách hiệu quả (lắng nghe và thấu cảm), bao gồm cả việc tạo ra sự ảnh hưởng và tác động lên một nhóm hoặc tổ chức

Vậy làm thế nào để bạn có thể trở nên thông minh hơn về mặt cảm xúc?

Nếu bạn nhận ra mình không nhanh nhạy trong việc điều khiển trí tuệ cảm xúc, đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể “mài dũa” nó. Bất kỳ ai cũng có thể nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình bằng cách dành thời gian tìm hiểu về mọi người và tự nhận thức rõ hơn về cảm xúc của bản thân. 

Đầu tiên, hãy nhìn nhận lại cách cư xử của bản thân, tự đánh giá và chấp nhận những điểm tốt và điểm xấu của bản thân, tiếp thu những lời góp ý chân thành về mình để có cái nhìn khách quan nhất. Muốn sửa đổi và phát triển bản thân thì bạn phải biết được những mặt yếu của mình để cải thiện và những mặt hay để phát huy nó nhiều hơn.

Hãy tập thói quen chú ý hơn đến cảm xúc và phản ứng của bản thân với người xung quanh và tìm kiếm sự thấu cảm. Hãy học cách lắng nghe hiệu quả, hiểu được thông điệp bằng lời và không lời của người đối diện, bao gồm cả chuyển động cơ thể, cử chỉ và các dấu hiệu cảm xúc. Sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thêm về những cảm xúc họ đang trải qua cũng như phản hồi để làm rõ rằng bạn đã hiểu đúng cảm xúc của họ. Thừa nhận và tôn trọng cảm xúc của người khác ngay cả khi bạn không đồng ý, và tránh đưa ra những nhận xét hoặc tuyên bố mang tính phán xét, coi thường, bác bỏ hoặc phá hoại…

Chìa khóa để cải thiện trí tuệ xúc cảm là kiên nhẫn và thực hành thật nhiều, tuy nhiên nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu và các mối quan hệ vẫn cảm chưa đủ sâu để thực hành ngay thì chúng ta vẫn luôn có thể tự mình bắt đầu bằng cách đơn giản nhất: cầm một cuốn sách có giá trị để tự học.

Bộ sách HBR Trí Tuệ Xúc Cảm là tập hợp những tri thức căn bản và thông tuệ về khía cạnh “con người” dựa trên kết quả của một loạt nghiên cứu – lý giải cơ chế ảnh hưởng của xúc cảm, đồng thời đưa ra lời khuyên thực tiễn cho các tình huống mà chỉ trí thông minh logic là chưa đủ để giải quyết. Thông qua những bài viết của Daniel Goleman, Heidi Grant, Annie McKee,… các tác giả, chuyên gia khai vấn và nhà diễn thuyết hàng đầu thế giới, bạn sẽ học được cách khám phá bản ngã, biết thấu cảm, lắng nghe người khác, kiểm soát quyền lực, ứng xử phù hợp trong những tình huống khó khăn hay với người “khó nhằn”, vượt qua nghịch cảnh, thuyết phục và gây ảnh hưởng đến người khác, cải thiện khả năng tập trung, duy trì sự cân bằng, sảng khoái, cảm giác hạnh phúc cùng thái độ lạc quan,… hay thậm chí có thể ứng dụng trí tuệ xúc cảm để tạo ra những sản phẩm & dịch vụ sáng tạo, thật sự lấy khách hàng làm trung tâm. 

Trong suốt cuộc hành trình, chúng ta sẽ cùng đến với câu chuyện của một nhân viên có năng lực chuyên môn xuất sắc nhưng lại đang gặp vấn đề với sếp khi hai bên không thể hiểu nhau; một viên thị trưởng – người vươn lên từ nghịch cảnh, là ngôi sao chính trị đang lên và tấm gương mẫu mực cho giới trẻ – tự đánh mất mình do bị quyền lực làm cho tha hóa; triết lý mà Facebook sử dụng để bảo vệ dữ liệu người dùng; cách Ford nghiên cứu để thiết kế xe hơi phù hợp với bà bầu; cùng thảo luận với Daniel Goleman về tầm nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thế giới lẫn tương lai nhân loại;… hay đơn giản là học cách chợp mắt 10 phút cho não bộ được nghỉ ngơi từ một nhà khai vấn lãnh đạo kiêm giáo sư thỉnh giảng tại trường Y Khoa Harvard, … 

Không chỉ là nguồn tài liệu khoa học, bộ sách còn là một công cụ tuyệt vời, giúp mỗi cá nhân tự rèn luyện hàng ngày và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Chúc các bạn có những trải nghiệm và phát hiện mới mẻ về thành công, hạnh phúc, hay ít nhất là đạt được sự an lạc khi đọc từng cuốn sách. Nhưng xin đừng chỉ dừng lại ở việc đọc hoặc chiêm nghiệm, hãy cố gắng vận dụng chúng càng sớm càng tốt vào trong thực tiễn cuộc sống lẫn công việc. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng, nhất là khi làn sóng của cuộc Cách mạng 4.0 đang ập tới, bên cạnh cơ hội, các tiến bộ khoa học và công nghệ cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho lao động trong mọi ngành nghề. “IQ cao có thể mang lại cho bạn đôi chút lợi thế, song để thành công, bạn không thể thiếu xúc cảm.”

Bộ sách gồm 10 cuốn, đề cập đến 10 chủ đề quan trọng, bao phủ đầy đủ 2 nhóm năng lực cơ bản của trí tuệ xúc cảm, bao gồm:

Năng lực cá nhân: 

  • Tỉnh thức
  • Thấu cảm 
  • Hạnh phúc
  • Chuyên tâm
  • Vượt qua nghịch cảnh

Năng lực xã hội:

  • Lãnh đạo đích thực
  • Quyền lực và tác động
  • Lắng nghe trong tỉnh thức
  • Ứng xử với người “khó nhằn”
  • Gây ảnh hưởng và thuyết phục
Tags: