Sức mạnh của những câu chuyện
Bạn có biết không, Bryan Stevenson trở thành diễn giả đặc biệt trong lịch sử TED talks vì ông đã giành 65% thời gian thuyết trình chỉ để kể chuyện, nhưng ông cũng đồng thời là diễn giả được khán giả đứng lên hoan hô lâu nhất. Hay Jon Jandai dành gần 15 phút để kể cho thính giả nghe chuyện về những chiêm nghiệm trong cuộc đời ông. Những lập luận rất đơn giản, nhưng khi ông kết thúc bài thuyết trình của mình thì tất cả mọi người đều nhớ đến ông. Những tỷ phú hàng đầu Steve Jobs, Warren Buffett hay Lý Gia Thành, họ đều là những người thuyết trình rất giỏi. Mỗi bài phát biểu của họ đều vô cùng thú vị, ấn tượng và thu hút người nghe từ đầu đến cuối giống như họ đang kể một câu chuyện.
Câu chuyện có sức mạnh thần kì trong việc truyền tải thông tin và kích thích cảm xúc của con người. Những câu chuyện đơn giản có thể giúp người nghe đồng cảm và hiểu rõ hơn về chủ đề đang được đề cập, tạo ra cảm hứng và động lực, cũng như giúp khán giả nhớ lâu hơn và có tác động lớn đến quyết định của họ.
Dù bạn là ai, bạn sẽ luôn cần những câu chuyện trong mọi bài phát biểu của bạn để tạo ra một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho khán giả, đồng thời giúp họ hình dung và cảm nhận được ý tưởng một cách rõ ràng và trực quan hơn.
Làm thế nào để biến bài thuyết trình nhàm chán thành câu chuyện hấp dẫn?
Một câu chuyện sẽ luôn có mở bài và kết bài. Khi lồng ghép những câu chuyện vào bài nói, người thuyết trình cần lưu ý đếm cấu trúc để hình thành câu chuyện sao cho đầy đủ 3 phần thân - mở - kết. Dù khán giả có chen ngang hay có chuyện gì xảy ra, người thuyết trình cũng phải nắm rất chắc mình đang nói ở phần nào, sắp tới là phần nào. Có như vậy, câu chuyện mới thực sự là câu chuyện của chính bạn, mới có thể đủ tin cậy và sức ảnh hưởng để tác động tới người nghe.
Một bài thuyết trình có thể rất tốt về mặt kỹ thuật, nhưng nếu không thuyết phục được khán giả thì nó vô dụng. Điều quan trọng trong một bài thuyết trình hiệu quả là nó phải giải quyết được ba câu hỏi What – So what – Now what (Vấn đề là gì? - Nó ảnh hưởng ra sao? - Giải quyết vấn đề này như thế nào?) thông qua những câu chuyện mà diễn giả truyền tải. Nếu bạn muốn luyện tập hàng ngày, hãy thử:
Đầu tiên, bạn cần trình bày rõ ràng vấn đề mà khán giả đang đối diện, cái gì đang xảy ra, vì sao nó lại quan trọng. Điều này có thể được làm bằng cách kể câu chuyện về những người bị ảnh hưởng bởi vấn đề đó, hoặc những con số và thống kê liên quan đến vấn đề đó.
Tiếp theo, bạn cần giải thích tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với khán giả của mình. Những câu chuyện có thể giúp bạn làm rõ tác động của vấn đề đó đến cuộc sống và tương lai của khán giả. Những câu chuyện này không chỉ gợi lên cảm xúc, mà còn giúp khán giả hiểu rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề.
Cuối cùng, bạn cần đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó, và câu chuyện cũng có thể giúp bạn thuyết phục khán giả về giải pháp của mình. Nếu bạn có thể tạo ra một câu chuyện về một người hoặc một tổ chức đã áp dụng giải pháp của mình và đạt được thành công, thì khán giả sẽ tin tưởng hơn vào giải pháp đó.
Câu chuyện là thứ mà chúng ta đem đến cuộc sống của mình. Nó có thể là cuộc phiêu lưu, cuộc chiến, hoặc cuộc tình. Nhưng câu chuyện đẹp nhất chính là cuộc đời mình. Mỗi chúng ta đều có những câu chuyện đặc biệt của riêng mình và xứng đáng được lan toả. Hãy thuyết phục thế giới bằng câu chuyện của bạn, theo cách của riêng bạn với cuốn sách “Storytelling - Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện”.
Với những nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng vào trong thực tiễn nội dung cuốn sách đã phân tích tập trung vào hai từ khóa chính: Phương pháp thuyết phục khi thuyết trình và nghệ thuật kể chuyện đầy cảm hứng chắc chắn sẽ giúp bạn nắm vững cách thức thuyết phục cả thế giới với những câu chuyện của riêng bạn.
Mời các bạn tìm đọc./