Công việc “sao lục” lại này không bao giờ đơn thuần chỉ là sự phiên chuyển, mà thực sự luôn đặt ra thử thách cho những những “phu chữ”. Biết bao tri thức nhân loại đã được những phu chữ cần mẫn đó mang vác vượt qua không gian và thời gian, bất chấp những rào cản văn hóa, chính trị, ngôn ngữ… Nhưng thử thách thực sự lớn với họ không nằm ở những áp lực ngoài xã hội, mà, như nhiều người nhận ra, nằm ở khả năng đối diện những điều tưởng như đơn giản trong văn bản gốc không hề hiện diện ở văn bản dịch. Thử thách đó còn lớn hơn nữa nếu các dịch giả đối diện với những tác phẩm văn chương như là những sinh thể nghệ thuật, luôn vừa là nó vừa không phải chính nó, luôn đề xuất những cách đọc đa chiều. Những văn bản đó luôn có một hàm lượng thông tin cô đặc nhiều hơn bất cứ kiểu văn bản nào khác.
Cuốn sách “Những thế giới song song, khả thể và giới hạn trong tái diễn giải văn chương” của Phùng Ngọc Kiên, được ấn hành tại Nxb Tri Thức (2017) tập trung quan sát một vài trường hợp dịch văn chương thời hiện đại, qua đó tự đặt ra một câu hỏi: trước những thử thách luôn quá lớn như thế cho dịch giả, cơ hội nào được giành cho những bản dịch văn chương trong thời hiện đại google translate?
Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả:
- TS. Phùng Ngọc Kiên – Viện Văn học
- PGS.TS Văn học Lê Thị Phong Tuyết
- TS. Trần Ngọc Hiếu – Chuyên ngành lý luận văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Thông tin sự kiện:
Tọa đàm: Lối đi nào cho bản dịch văn chương?
Đơn vị tổ chức: Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace & NXB Tri thức
Thời gian: 18h00, thứ 3 ngày 15/1/2019
Địa điểm: Thư viện Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Vào cửa tự do
Trạm Đọc - Read Station (tổng hợp)