[THẤU HIỂU VÀ ĐỊNH VỊ BẢN THÂN ĐỂ SỐNG ĐỜI RỰC RỠ] Cách bạn định nghĩa bản thân (Self-Identity): Bạn thực sự là ai?
[THẤU HIỂU VÀ ĐỊNH VỊ BẢN THÂN ĐỂ SỐNG ĐỜI RỰC RỠ] Cách bạn định nghĩa bản thân (Self-Identity): Bạn thực sự là ai?
Identity (hay cách bạn nhìn nhận và định nghĩa chính bản thân mình) chính là câu trả lời sâu sắc cho câu hỏi: "Tôi là ai?". Không đơn thuần chỉ bao gồm những gì bạn làm, identity còn phản ánh những niềm tin sâu kín và cảm nhận nội tại của bạn về bản thân.

 

Bản chất của Identity: Bạn thực sự là ai?

 

Identity (hay cách bạn nhìn nhận và định nghĩa chính bản thân mình) chính là câu trả lời sâu sắc cho câu hỏi: "Tôi là ai?". Không đơn thuần chỉ bao gồm những gì bạn làm, identity còn phản ánh những niềm tin sâu kín và cảm nhận nội tại của bạn về bản thân. Cách bạn định nghĩa chính mình sẽ tạo nên cách bạn tương tác với thế giới. Điều này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ việc đưa ra các quyết định lớn lao cho đến cách phản ứng trước thử thách.

Identity không cố định. Nó không phải là một tấm danh thiếp với một vài gạch đầu dòng mô tả bạn là ai. Identity là một câu chuyện linh động, có thể thay đổi và phát triển theo thời gian. Quan trọng nhất, bạn có quyền (thậm chí là nên) điều chỉnh câu chuyện ấy làm sao để nó trở thành một công cụ hỗ trợ bạn, thay vì trói buộc hoặc ngăn cản bạn tiến lên.

Thông qua từng trải nghiệm, từng lựa chọn, cách bạn định nghĩa về mình sẽ được phản ánh trực tiếp trong những hành vi và cảm xúc hằng ngày. Ví dụ, nếu bạn nghĩ rằng "Mình là người lười biếng" bạn sẽ vô thức tìm lý do để trì hoãn và tránh những hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực. Hoặc nếu bạn tự nhận mình là "người kém may mắn", bạn có thể bỏ qua những cơ hội tốt chỉ vì nghĩ mình không xứng đáng.

Đây chính là sức mạnh của identity - định hướng cho những gì bạn có thể đạt được. Thực tế, identity có tính hai mặt và chúng ta cần nhìn nhận được cả hai mặt của chúng để không bị điều khiến trong vô thức.

Khi bạn nghĩ về mình theo một cách nào đó, não bộ sẽ tìm kiếm và củng cố những bằng chứng phù hợp để duy trì niềm tin này. Đây là một cơ chế tự nhiên của não bộ giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách lặp lại những suy nghĩ, niềm tin cũ, để duy trì trạng thái ổn định, quen thuộc. Nhưng sự ổn định này cũng có thể là một "nhà từ" vô hình nếu identity bạn tự gán cho mình là tiêu cực hoặc hạn chế.

Điều này liên quan đến cơ chế thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias), một hiện tượng được nghiên cứu sâu rộng trong tâm lý học nhận thức. Bộ não có xu hướng ưu tiên và ghi nhớ những thông tin phù hợp với niềm tin hiện tại của bạn, bỏ qua hoặc làm giảm giá trị những thông tin trái ngược. Theo Dr. Daniel Kahneman (tác giả cuốn Thinking, Fast and Slow), đây là một cách não bộ tiết kiệm năng lượng: nó giữ lại các "mẫu nhận thức quen thuộc" để tránh phải suy nghĩ lại từ đầu.

Để hiểu sâu hơn về chủ đề này trong khuôn khổ hiện tại (bởi Identity xứng đáng được khám phá chi tiết hơn trong một cuốn sách riêng), tôi sẽ chỉ tập trung vào hai ý lớn: Cách identity được hình thành và cách để chúng ta xây dựng một định nghĩa phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho bản thân mình.

 

Chúng ta định nghĩa bản thân từ đâu?

 

Bạn là ai?...

Là người đi vào nội tâm và tìm những góc nhìn khác nhau về cách identity được hình thành, cũng như suy nghĩ về giải pháp. Từ đó, bản thân tôi nhận thấy identity có vai trò "chủ trì" thế giới bên trong và phản chiếu ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, trong Tâm lý học điều này khá mơ hồ, cũng như không kém phần rối rắm.

Và như vai trò từ đầu, là người đơn giản hóa thông tin, tôi mong muốn mình có thể giúp cho bức tranh identity rõ ràng và dễ kết nối hơn với bạn. Để dễ hiểu, bạn có thể hình dung identity đến từ hai yếu tố sau:

1. Tên gọi - Cách chúng ta định danh về mình

"Mình là nha sĩ", "Tôi là người mẹ đơn thân", "Mình khá hướng nội"... Bạn có thấy những câu giới thiệu này rất quen thuộc không?

Đó chính xác là cách chúng ta vô thức "định danh" chính mình, dựa trên hai yếu tố chính:

Vòng tròn “Tôi làm gì, đạt được gì?" (What I do) và vòng tròn “Tôi như thế nào" (How did I do). Đây là mô hình tôi học được từ người thấy Kain Ramsay - một trong những giáo viên hàng đầu Udemy với những khóa Tâm lý học chất lượng.

Trong những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống, tôi đã rút ra những bài học quý giá về cả hai vòng tròn định nghĩa này. Một nha sĩ, một ở khoa, một người kiếm được vài trăm triệu một tháng, tới một người thất bại nhiều lần khi khởi nghiệp, một người thẳng tính, một người coi trọng sự tự do... tất cả chúng đều "ổn áp” trong một giai đoạn nhất định, và phát sinh vẫn để ở một giai đoạn biến động khác.

Như vậy, việc định nghĩa bản thân qua "danh hiệu bạn mang", "thành tích bạn đạt được", "thất bại bạn đã trải qua", "những tính cách và giá trị bạn theo đuổi", hay thậm chí là những nhãn dán mà người khác gán cho bạn... tất cả những yếu tố này đều chưa đủ để tạo ra một mô hình identity thật sự vững mạnh và toàn diện.

(Đó là lý do vì sao sau nhiều năm lập trình bộ não rằng mình là một nha sĩ, tôi lại cảm thấy chông chênh và hoang mang khi quyết định rời bỏ ngành để bắt đầu với một định vị mới, đặc biệt khi danh hiệu cũ của tôi vốn đã rất vẻ vang.)

Đây cũng là lời giải thích cho việc tại sao nhiều học sinh, sinh viên giỏi dễ gặp "khủng hoảng danh tính" (identity crisis) khi bước ra hiện thực xã hội, đối mặt với những thử thách như thất nghiệp, phản hồi tiêu cực hay áp lực đồng trang lứa. Chính lúc đó, identity cũ sẽ gây ra cú sốc mạnh, bởi vì ta chưa kịp xây dựng thêm những danh tính khác, mạnh mẽ và linh hoạt hơn để đương đầu với thay đổi.

Hãy tham khảo một số ví dụ sau để hình dung rõ hơn về "hai mặt" của identity, cũng như identity tác động ra sao tới cách bạn phản ứng:

Những bẫy phổ biến của identity

  • Người cầu toàn: Ban đầu, cầu toàn có thể giúp bạn làm việc chất lượng, nhưng sau đó, nó sẽ dần trở thành rào cản khiến bạn lo lồng, trì hoãn và sợ thất bại vì áp lực phải hoàn hảo.
  • Người độc lập: Tự chủ là thế mạnh, nhưng nếu quá bám víu vào nó, bạn dễ rơi vào trạng thái tự cô lập, ngại nhờ và và bỏ lỡ những sự hỗ trợ quý giá.
  • Người biết cảm thông: Cảm thông giúp xây dựng mối quan hệ, nhưng nếu lạm dụng, bạn dễ kiệt sức vì luôn ưu tiên nhu cầu của người khác thay vì bản thân.
  • Người chiến thắng: Thành công sớm có thể đấy bạn vào áp lực duy trì hình ảnh hoàn hảo, khiến bạn ngại thử thách vì sợ thất bại hoặc không đáp ứng được kỳ vọng.
  • Người không thể thất bại: Chọn con đường an toàn để tránh rủi ro khiến bạn mất đi sự sáng tạo, bó buộc bạn trong vùng an toàn và khó đạt được đột phá.

2. Cảm nhận - Hình thành từ cách bạn kế câu chuyện cuộc đời mình

Bản sắc có nhân (identity) không chỉ đến từ những "nhãn dán" mà xã hội hoặc chính bạn gán cho mình, quan trọng hơn là cách bạn cảm nhận về bản thân. Yếu tố này được định hình sâu sắc bởi câu chuyện cuộc đời mà bạn kế với chính mình. Những câu chuyện này không chỉ tổ chức các trải nghiệm, mà còn quyết định cảm nhận tổng thể của bạn về giá trị, mục tiêu và ý nghĩa cuộc sống.

Vậy câu chuyện cuộc đời bạn, giải thích một cách đơn giản là gì?

Câu chuyện bạn kế với chính mình không đơn giản chỉ là chuỗi sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, mà là cách bạn gán ý nghĩa, kết nối các sự kiện ấy lại với nhau và xây dựng nên định hướng cuộc đời.

Những mảnh ghép của quá khứ có thể giống nhau, nhưng mỗi người sẽ chọn cách xâu chuỗi, diễn giải và tạo ra những logic hoàn toàn khác nhau từ đó.

Bạn không chỉ là “người xem" những sự kiện trong cuộc đời mình mà cũng là "người kể chuyện", là tác giả quyết định cách mô tả, lý giải và tiếp nhận từng sự kiện. Chính điều này đã tạo nên khác biệt lớn về lăng kính sống, khả năng thích nghi, sức mạnh tinh thần và cả tương lai mà bạn đang tạo dựng.

Hiểu đơn giản hơn nữa, nó là cách ta hợp lý hóa, kết nối và diễn giải mọi thứ (từ quá khứ tới hiện tại và tương lai) bằng những cấu trúc cầu "vì, nhưng, bởi, vậy nên, do đó, kết quả là… với những góc nhìn suy diễn mang tính chủ quan mà bạn chọn. Điều này lặp đi lặp lại tạo ra hệ thống quan điểm, niềm tin và cách bạn định hình về bản thân.

Theo nhà tâm lý học Dan McAdams, người phát triển lý thuyết về narrative identity (bản sắc câu chuyện), câu chuyện bạn tự kế không chỉ là một phần của nhân dạng cá nhân mà còn định hình cách bạn tổ chức trải nghiệm, tạo ra ý nghĩa và hình dung tương lai của mình.

Những người có câu chuyện tích cực, lạc quan thường hạnh phúc hơn, dễ thành công hơn và có khả năng ứng phó tốt hơn với thử thách. Lý do là vì khi bạn kể lại một câu chuyện tích cực, não bộ sẽ hình thành và củng cố niềm tin lạc quan, mở ra nhiều giải pháp và cơ hội hơn cho những thử thách phía trước.

Ngược lại, khi bạn kế một câu chuyện bi quan lặp đi lặp lại, như việc tự nhủ rằng "tôi không may mắn" hoặc "cuộc sống luôn đối xử bất công với tôi", bộ não sẽ hình thành các đường mòn suy nghĩ, tập trung tìm kiếm các thông tin củng cố niềm tin đó, khiến bạn dễ dàng thấy mình là nạn nhân trong nhiều tình huống khác. Vì thế mà tôi thường ví von não bộ chính là "thần đèn" của mỗi chúng ta).

Đâu là cách bạn kể câu chuyện cuộc đời mình?

Nếu bạn cứ tiếp tục cuộc sống như hiện tại, không thay đổi cách nhìn nhận hay kết nối các sự kiện, liệu khi già đi và nhìn lại toàn bộ hành trình ấy, bạn có thấy tự hào không?

Thật đáng buồn là nhiều người càng lớn tuổi lại càng trở nên khó tính và dường như không còn hài lòng với cuộc sống. Nhìn lại, họ thấy bộ phim cuộc đời mình đầy ắp tiếc nuối, thất vọng và cả những ước mơ dang dở. Họ thấy một cuộc đời đơn điệu, thiếu điểm nhấn và sắc màu.

Vì sao lại như vậy? Bởi trong suốt những năm tháng của tuổi trẻ họ đã không sống một cách tỉnh thức. Họ mặc cho các sự kiện, các mối quan hệ và những suy nghĩ tiêu cực chi phối mình. Để rồi khi thời gian qua đi mỗi lần xem lại "bộ phim" cuộc đời, họ chỉ thấy thất bại, hối tiếc và sự đổ lỗi.

Vậy làm sao để viết lại câu chuyện cuộc đời?

Theo McAdams, Giáo sư Henry Wade Rogers tại Khoa Tâm lý học của Đại học Northwestern, ông cho rằng khi mỗi cá nhân xây dựng bản sắc riêng thông qua việc tạo dựng và tự kể lại câu chuyện về cuộc đời, họ cũng đang tổ chức trải nghiệm, tạo ý nghĩa và hình dung về tương lai. McAdams phân biệt hai loại câu chuyện chính:

  • Câu chuyện phục hồi (redemptive story): Là những câu chuyện mà các cá nhân kể về việc họ làm thế nào để vượt qua nghịch cảnh, đạt được sự phát triển và trưởng thành. Câu chuyện này tập trung khai thác cảm nhận về sự chủ động, nội lực, bản lĩnh và năng lực của nhân vật.
  • Câu chuyện “ô nhiễm" (contamination story): Là những câu chuyện trong đó các sự kiện tiêu cực lấn át, khiến các cá nhân bị mắc kẹt trong cảm giác thất bại hoặc tuyệt vọng. Câu chuyện này khơi gợi cảm giác thụ động, sự yếu thế và nhấn mạnh tâm lý ngn nhân của nhân vật.

Việc chuyển từ câu chuyện “ô nhiễm” sang câu chuyện phục hồi không chỉ giúp cá nhân thay đổi nhân dạng mà còn cải thiện sức khỏe tâm lý cùng khả năng thích nghi. Nếu những câu chuyện tiêu cực bạn kẻ trong đầu đang lấn át, hãy thử tái định hình chúng theo hướng mang tính xây dựng. Thay vì để các sự kiện khó khăn tạo nên cảm giác thất bại, bạn có thể coi chúng là những bước ngoặt để học hỏi và phát triển.

Hãy tự hỏi:

- "Khó khăn này đã dạy mình điều gì mà mình có thể sử dụng để tiến lên phía trước?"

- “Câu chuyện mình muốn kế về thời trẻ sẽ là gì? Một câu chuyện về nghị lực và trưởng thành, hay một câu chuyện bị mắc kẹt trong thất bại?"

Những câu hỏi này không chỉ giúp bạn điều chỉnh cảm nhận mà còn tái cấu trúc các “lối mòn thần kinh" trong não, tạo ra những kết nối thần kinh mới gắn liền với niềm tin tích cực hơn.

Quá trình này, khi được lặp lại thường xuyên kèm theo cảm giác công nhận tích cực, sẽ không chỉ thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân mà còn định hình lại nhân dạng theo hướng bạn mong muốn.

 

Cách xây dựng nhân dạng (identity) khỏe mạnh và thúc đẩy

 

Nhận ra bẫy identity không có nghĩa là phải từ bỏ hoàn toàn những phẩm chất hay đặc điểm từng giúp ích cho mình. Thay vào đó, điều quan trọng là tạo dựng một identity linh hoạt, cho phép bạn thay đổi và phát triển theo những hoàn cảnh mới, dựa trên sự nhận thức rộng hơn về những mặt tích cực/tiêu cực của nhân dạng cũ.

Một identity lành mạnh là sự kết hợp của những phẩm chất và giá trị mà bạn muốn sống theo và luôn nỗ lực cải thiện. Thay vì định nghĩa bản thân qua một đặc điểm cố định, hãy nhìn nhận một cách rộng mở hơn và tập trung vào những phẩm chất có thể thích nghi, phát triển và giúp bạn điều hướng các sự kiện để hỗ trợ mình tốt nhất. Bằng cách này, khi cuộc sống thay đổi hay gặp biến động, bạn vẫn giữ được một identity mạnh mẽ, thay vì chỉ tỉnh thức lúc cuộc sống bằng phẳng và thuận lợi. Ví dụ:

  • "Tôi là người dũng cảm và sẵn sàng học hỏi từ thất bại" - định nghĩa này cho phép bạn thử thách bản thân mà không sợ thất bại.
  • "Tôi là người linh hoạt và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh" - điều này giúp bạn tìm cách thích nghi và phát huy năng lực trong bắt kỳ tình huống nào.
  • "Tôi là người thấu cảm nhưng luôn biết ưu tiên bản thân" - đây là một cách để bạn duy trì sự kết nối với mọi người mà vẫn giữ cho mình một sức khỏe tinh thần lành mạnh.

1. Thay đổi identity qua các giai đoạn của cuộc đời

Sự linh hoạt trong identity cho phép bạn thích nghi với các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Ở giai đoạn nào, bạn cũng sẽ thấy cần thiết phải điều chỉnh một số khía cạnh của identity để phù hợp với thực tế mới

Ví dụ, khi còn trẻ, bạn có thể tự nhận mình là người đam mê sáng tạo, nhưng khi trưởng thành, bạn có thể cảm thấy cần thêm sự ổn định và cân nhắc đến những giá trị khác như sự kiên trì, trách nhiệm hay khả năng lãnh đạo.

Identity của bạn sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng khi bạn hiểu rõ hơn về bản thân và những gì mình thật sự coi trọng.

2. Các bước xây dựng Identity linh hoạt, mạnh mẽ:

  • Tự kiểm tra các bẫy identity: Nhìn lại những định nghĩa bạn đang gắn cho bản thân và cách bạn nhìn nhận về chính mình qua câu chuyện bạn kế, chúng có quá cứng nhắc không? Liệu chúng có phản ánh đúng con người bạn muốn trở thành và hỗ trợ các mục tiêu, giá trị cốt lõi của bạn không? Nhận ra những bẫy này là bước đầu tiên để thay đổi.
  • Chọn phầm chất linh hoạt: Thay vì cố định bản thân vào những đặc điểm hạn chế, hãy tập trung vào các phẩm chất có khả năng thích nghi cao như sự linh hoạt, dũng cảm và khả năng học hỏi. Những phẩm chất này giúp bạn đối mặt với khó khăn mà không bị mắc kẹt trong khuôn mẫu cũ.
  • Xây dựng lại "cảm nhận" về chính mình thông qua thay đổi cách kết nối câu chuyện, tìm ra những bài học, giá trị mà bạn nhận được trên hành trình cuộc sống. (Chúng ta sẽ cùng hiểu rõ hơn ở chương số 11 - Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai)

  • Hành động để củng cố identity mới: Identity không thay đổi chỉ bằng suy nghĩ mà cần được xây dựng qua hành động. Hãy bắt đầu với những hành động nhỏ phù hợp với bản sắc mới mà bạn muốn phát triển. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành người tự tin, hãy thực hiện các bước nhỏ để kiểm soát những tình huống mà bạn có thế, từ đó xây dựng niềm tin vào bản thân.
  • Đánh giá và điều chỉnh: Identity không phải thứ bắt biến. Hãy thường xuyên kiểm tra xem nó có còn phù hợp với sự thay đổi và mục tiêu mới của bạn không. Việc này đảm bảo bạn luôn duy trì một bản sắc linh hoạt, thích ứng với cuộc sống và không ngừng phát triển.
  • Hãy thử tưởng tượng bạn quan sát bản thân từ một góc nhìn thứ ba - khi đó, bạn sẽ thấy rõ hơn những điểm mạnh và điểm yếu trong cách bạn định nghĩa chính mình. Một identity lành mạnh là một identity thúc đẩy bạn tiến lên, giúp bạn kiên cường, chứ không phải là thứ khiến bạn cảm thấy bị ràng buộc hay bất mãn với bản thân.

Câu chuyện cá nhân: "Khi đời cho bạn một trái chanh, hãy pha một ly nước chanh tươi mát" - Elbert Hubbard

Tôi nhớ ngày còn bé, mỗi ngày cuối tuần, tôi phải đứng bên mẹ tại sạp hoa quả giữa chợ thay vì được vui chơi nghỉ ngơi. Đặc biệt những chiều 30 Tết, trong khi nhà nhà đều sum họp và sửa soạn cho năm mới, cả gia đình tôi vẫn quay cuồng với những sạp hàng, tranh thủ bán đến khi đồng hồ điểm giao thừa. Áp lực kiếm tiền khiến bố mẹ căng thẳng, không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt vì những trận cãi vã.

Thời gian đó, tôi nghĩ mình thật bất hạnh, như một nạn nhân của hoàn cảnh, luôn cảm thấy tủi thân vô cùng. Suy nghĩ này ám ảnh tôi suốt nhiều năm, khiến tôi nghĩ rằng mình đáng lẽ ra phải được sinh ra trong một gia đình khác, nơi có tuổi thơ hạnh phúc, có bố mẹ tâm lý chứ không phải gần với những cuộc cãi vã.

Nhưng qua thời gian, khi tôi bắt đầu học cách dùng ký ức quá khứ để hiểu bản thân sâu sắc hơn, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Tôi nhận ra những gì mình đã trải qua không chỉ là khó khăn, mà là tài sản quý giá cho hành trình phát triển. Tôi thấy rằng chính áp lực, căng thẳng đó đã rèn giữa sự kiên cường trong tôi, giúp tôi hiểu rõ hơn về nỗi vất vả của cha mẹ và những người lao động. Tôi học được cách đồng cảm và thấu hiểu. Tôi hiểu rằng bố mẹ đã rất cố gắng và làm hết sức mình dù có một vài hành động của họ không tốt cho tâm lý của một đứa trẻ. Trong giai đoạn đó, tôi đã học cách buông và chuyển hóa câu chuyện gia đình của mình.

Đến khi bắt đầu sự nghiệp nha khoa, tôi nghĩ rằng mình đã chọn đúng con đường an toàn, một công việc ổn định mà nhiều người mong ước. Nhưng càng ngày, tôi càng cảm thấy mình không thuộc về con đường này. Tôi không muốn sống một cuộc đời an toàn. Tôi muốn sống với một mục tiêu lớn hơn, một lý tưởng có thể giúp ích cho người khác và giúp tôi thỏa mãn niềm khao khát sáng tạo.

Việc từ bỏ ngành nha khoa không phải là một quyết định dễ dàng. Nó không phải là sự giải thoát hào nhoáng, mà là một bước ngoặt nghiêm túc giúp tôi tái kết nối với con người bên trong của mình. Tôi hiểu rằng con đường mình muốn đi không phải là một hành trình an toàn, cũng không phải để chứng tỏ bản thân qua danh xưng nào. Tôi muốn tạo ra những công cụ và giải pháp đơn giản, giúp những người trẻ định hưởng cuộc sống của họ, tránh những sai lầm mà tôi đã từng mắc phải, từ đó tìm thấy niềm vui, sự hài hòa trong hành trình của chính họ.

Trong hành trình tái định nghĩa bản thân, tôi từng nghĩ đến việc học sâu hơn về Tâm lý học hoặc Khoa học não bộ, để trở thành một chuyên gia thực thụ. Nhưng tôi nhận ra rằng, sứ mệnh của tôi không nằm ở việc phức tạp hóa mọi thứ. Vai trò tôi muốn đảm nhận là giúp mọi người tiếp cận thông tin một cách dễ hiểu và gần gũi. Tôi không muốn làm một nhà nghiên cứu với những lý thuyết và khái niệm xa vời, muốn trở thành người kết nối, người phiên dịch những kiến thức phức hợp để ai cũng có thể hiểu và ứng dụng vào cuộc sống của mình.

Khi hiểu rõ hơn về định hướng của bản thân, tôi nhìn lại những năm tháng đã qua với một góc nhìn hoàn toàn khác. Những ngày cũng me bán hàng tại chợ, những lần hoài nghi về sự nghiệp trong ngành nhà khoa, tất cả không còn là chuỗi sự kiện rời rạc, mà trở thành những mảnh ghép ý nghĩa của một câu chuyện lớn hơn. Đó là câu chuyện về sự kiên cường, về hành trình tìm kiếm bản thân và về khát vọng tạo ra giá trị cho người khác.

Giờ đây, tôi không còn kể câu chuyện của mình từ góc nhìn của một nạn nhân, mà từ góc nhìn của một người đã nhận ra và biết cách biến nỗi đau thành sức mạnh. Câu chuyện này không chỉ là quá khứ, mà còn là định hướng cho tương lai của tôi. Tôi hình dung về bản thân mình như người tạo ra những nội dung dễ hiểu và những công cụ thực tiễn giúp người khác tìm thấy tiếng nói thật sự bên trong họ. Câu chuyện ấy là động lực để tôi tiếp tục sáng tạo và dấn thân, không chỉ vì bản thân mình, mà còn vì tất cả những ai đang cần một ánh sáng dẫn lối.

Việc nhìn lại và kể lại câu chuyện của mình từ một góc nhìn mới đã giúp tôi giải mã nhiều điều về bản thân, về cách mình phản ứng và hành xử. Nó giúp tôi thấy rõ hơn những tiềm năng và thiên hướng của mình, tự tin hướng tới một tương lai mà tôi có thể tự hào. Câu chuyện này không chỉ là một hành trình chuyển hóa, mà còn là bản đồ giúp tôi xác định và xây dựng cuộc đời mình theo cách mình mong muốn - một cuộc đời có ý nghĩa và có ích cho cả chính mình và những người xung quanh.

 

Liên hệ cá nhân

 

Viết lại câu chuyện và xây dựng identity lành mạnh. Đầu tiên hãy nhìn lại câu chuyện của chính bạn:

- Liệt kê các sự kiện quan trọng: Ghi lại cả thành công lẫn thất bại đã trải qua. Hãy chú ý đến cách bạn diễn giải chúng: đó là câu chuyện tích cực thúc đẩy bạn tiến lên, hay tiêu cực khiến bạn cảm thấy bế tắc?

- Chiêm nghiệm lại dưới góc nhìn mới: Với những sự kiện tiêu cực, hãy thử đặt câu hỏi: "Tôi đã học được gì?", "Trải nghiệm này giúp tôi trưởng thành ra sao?" Viết lại chúng với ý nghĩa tích cực hơn, để mỗi sự kiện trở thành một viên gạch xây dựng sức mạnh nội tại của bạn.

- Tạo mạch liên kết thúc đấy: Thay vì nghĩ "Mình thất bại vì không đủ giỏi", hãy chuyển thành "Thất bại đó giúp mình nhận ra cần cải thiện điều gì và khám phá thế mạnh thực sự".

Định nghĩa lại identity hiện tại

- Tự hỏi về bản thân: Viết ra những từ khóa mô tả cách bạn đang định nghĩa chính mình, như “người cầu toàn", "người chăm chỉ", hay "người dễ nản".

- Đánh giá tính linh hoạt: Identity này đang thúc đẩy hay giới hạn bạn? Hãy đánh dấu những phần cứng nhắc như sự cầu toàn khiến bạn trì hoãn, hoặc sự độc lập khiến bạn ngại nhờ giúp đỡ.

- Xây dựng đặc điểm bổ trợ: Chọn 2-3 phẩm chất mới giúp bạn phát triển bền vững, như “dũng cảm", "linh hoạt”, hoặc “kiên nhẫn". Hãy tưởng tượng cách những phẩm chất này có thể làm phong phú thêm câu chuyện và identity của bạn, giúp bạn ra sao trong những giai đoạn khó khăn.

Hãy tự hỏi: “Nếu mình là người chủ động viết câu chuyện đời mình từ bây giờ, mình sẽ muốn sống như thế nào?" Tưởng tượng mình trong vai trò nhân vật chính, với mục tiêu, giá trị và niềm tin tích cực. Sau đó, viết xuống một câu ngắn gọn định nghĩa về identity và hình ảnh tương lai bạn muốn xây dựng.

Bắt đầu ngay bây giờ:

"Tôi là người...

Tôi sẽ hướng đến tương lai với..."

Bài viết được trích lược từ cuốn Thấu hiểu và định vị Bản thân để sống đời rực rỡ của tác giả Trang Mía do DIMI Books phát hành

Tags: