Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người rất siêng năng, khả năng làm việc độc lập rất tốt nhưng lại không thể làm việc cùng nhau để phát huy hết tiềm lực. Muốn làm việc nhóm hiệu quả, mỗi cá nhân phải trải qua cả một quá trình rèn luyện. 3 cuốn sách sau đây sẽ giúp bạn hóa giải “lời nguyền” của câu hỏi “‘Teamwork” hay ‘tuiwork’”?
1/ Những quy tắc trong công việc
Trước khi làm việc nhóm tốt, bạn cần trau dồi năng lực cho bản thân mình. Có thể bạn đã biết rất nhiều quy tắc làm việc, và đang thực hành vừa theo bản năng, vừa theo trực giác. Nhưng với cuốn sách này, bạn sẽ thực hiện những quy tắc một cách có chủ ý.
Bằng cách đọc và vận dụng 100 quy tắc vàng trong cuốn sách này vào công việc, bạn sẽ:
100 quy tắc này thật đơn giản và hiệu quả, an toàn và hữu ích, được tác giả sắp xếp thành 10 bước để xây dựng sự tự tin, giúp bạn trở nên mới mẻ và mạnh mẽ hơn. Không những thế, bạn sẽ không phải làm bất cứ điều gì mà bạn không thích hay những điều người khác bắt bạn phải làm.
Chính vì những ứng dụng thực tế mà cuốn sách này đã được tái bản lần thứ 12.
2/ 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm
Có lẽ cái tên John Maxwell đã không còn xa lạ gì với độc giả Việt với những cuốn sách về thuật lãnh đạo, cách tư duy và phát triển bản thân. Các cuốn sách của ông đã được dịch và bán hơn 16 triệu bản tại nhiều quốc gia.
Trong cuốn sách “17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm”, ông đã chia sẻ những nguyên tắc sống còn của việc xây dựng nhóm hiệu quả, từ bước lựa chọn thành viên nhóm, xác định mục tiêu chung của nhóm, tới bước chọn ra lãnh đạo nhóm.
Từ những dẫn chứng thực tế về những cá nhân/ tổ chức… thành công khi xây dựng đội nhóm như Thủ tướng Winston Churchill, tập đoàn máy tính IBM, hãng phim Walt Disney… Maxwell tiến hành phân tích những nguyên tắc làm việc nhóm đã được ứng dụng.
Cuối mỗi nguyên tắc, ông còn đúc rút những lời khuyên cho cả thành viên và lãnh đạo của một nhóm.
Ví dụ, đối với “Nguyên tắc chuỗi liên kết”, Maxwell đã phân tích và đưa ra lời khuyên như sau:
“ĐỂ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN TỐT HƠN
Đa số mọi người thường thích đánh giá bản thân qua những mặt mạnh của mình và đánh giá người khác qua những mặt yếu của họ. Do vậy, họ thường đòi hỏi sự thay đổi ở những người khác. Nhưng thật ra, họ cần chịu trách nhiệm cho sự tiến bộ của bản thân trước.
Hãy đánh giá nghiêm túc về bản thân căn cứ trên những tiêu chuẩn đưa ra để xem bạn có phải là người cản trở của đội không. Hãy tự đánh giá và nhờ người khác đánh giá về bạn.
Nếu trong bảng đánh giá có nhiều hơn một ô được đánh dấu thì bạn phải đề ra chiến lược phát triển, không để điều đó tiếp tục ảnh hưởng tới nhóm.
“ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO GIỎI HƠN
Khi bạn là nhà lãnh đạo thì không được bỏ qua các vấn đề liên quan tới sự yếu kém. Tùy từng loại hình nhóm mà bạn có thể đề ra những giải pháp thích hợp. Nếu trong gia đình bạn xảy ra các vấn đề như vậy thì không thể đơn giản là bỏ mặc họ. Bạn nên biết cách nuôi dưỡng họ bằng tình thương và giúp họ phát triển, đồng thời tìm cách giảm thiểu thiệt hại gây ra cho các thành viên khác trong gia đình. Nếu là nhóm doanh nghiệp thì bạn còn phải chịu trách nhiệm với các chủ sở hữu. Khi khóa huấn luyện bạn đưa ra không thành công thì hãy nghĩ tới việc thay đổi nhân viên đó bằng người khác.
Dù trong trường hợp nào thì trước hết, bạn phải có trách nhiệm với tổ chức, sau đó là với nhóm và cuối cùng là bản thân bạn. Sự thoải mái và các mối quan tâm của riêng bạn luôn đặt sau cùng.”
Cho dù bạn là người lãnh đạo hay cấp dưới, huấn luyện viên hay cầu thủ, giáo viên hay học sinh, phụ huynh hay con cái, CEO hay nhân viên tình nguyện phi lợi nhuận… hãy biết rằng khi bạn tìm hiểu quy tắc làm việc nhóm và bắt đầu áp dụng chúng, chúng sẽ có tác động tích cực đến mọi khía cạnh của cuộc đời bạn.
3/ Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc
Các chuẩn mực trong công việc đang thay đổi. Hiện nay chúng ta đang được đánh giá bằng chuẩn mực mới: không chỉ bằng việc chúng ta thông minh, được đào tạo và tinh thông nghề nghiệp như thế nào mà còn bởi cách chúng ta ứng xử với nhau ra sao.
Đặc biệt, khi làm việc nhóm, để đạt được hiệu quả cao, mỗi thành viên trong nhóm không những cần có chuyên môn, mà còn cần có cả kỹ năng “xúc cảm”.
Cuốn sách “Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc” của tác giả Daniel Goleman sẽ đưa người đọc tiếp cận với những dẫn chứng khoa học của việc làm việc với trí tuệ xúc cảm ở góc độ cá nhân, nhóm và tổ chức.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà những kỳ vọng tương lai phụ thuộc ngày càng nhiều vào khả năng kiểm soát bản thân và cách thức giải quyết các mối quan hệ của bản thân trong hiện tại. Chính vì vậy mà “Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc” là cuốn sách bạn không nên bỏ qua.