Tại sao Leo Tolstoy ghét William Shakespeare?
Tại sao Leo Tolstoy ghét William Shakespeare?
Mặc dù William Shakespeare được nhiều người yêu mến nhưng sự đánh giá cao dành cho tác phẩm của ông không phải là điều phổ biến, và có một số nhà văn nổi tiếng không kém đã phản đối cách gọi “nhà viết kịch vĩ đại nhất mọi thời đại”. 

Sau ba năm ngắn ngủi làm nhà phê bình sân khấu, George Bernard Shaw cảm thấy chúng ta phải mở rộng tầm mắt để nhìn thấy “sự trống rỗng trong triết lý của Shakespeare”. J.R.R. Tolkien, tác giả và học giả về văn học Anh, đã biết đến và e sợ vì thái độ khinh thường người thi sĩ ấy, và Voltaire mỗi khi nhắc đến Shakespeare thì lại thấy sôi máu. Tuy nhiên, không một văn hào nào lại coi thường Shakespeare bằng Leo Tolstoy.

 

Tolstoy và Shakespeare

 

Tolstoy - tác giả của “Chiến tranh và Hòa bình” được sinh ra trong một gia đình quý tộc,được tiếp xúc với “Hamlet” và “Macbeth” từ khi còn nhỏ, và ông cảm thấy khó chịu khi mình là người duy nhất trong số bạn bè và gia đình thấy những tác phẩm này không phải là kiệt tác thực sự. Những câu chuyện cười của Shakespeare khiến ông cảm thấy “tuyệt vọng”. Cách chơi chữ của Shakespeare cũng "không vui chút nào”. So với những nhân vật của Shakespeare, nhân vật bợm rượu Falstaff (Falstaff là vở opera cuối cùng của nhà soạn nhạc thiên tài người Ý Giuseppe Verdi) thực sự hay hơn nhiều.

Khi Tolstoy yêu cầu hai nhà văn mà ông ngưỡng mộ và kính trọng là Ivan Turgenev và Afanasy Fet nói cho ông biết điều gì đã khiến vị thi sĩ kia trở nên vĩ đại đến vậy, ông nhận thấy rằng họ chỉ có thể đưa ra câu trả lời mơ hồ, không có điều gì được diễn tả chính xác hoặc sâu sắc như khi họ viết tác phẩm của mình. Tolstoy nghĩ rằng khi mình về già thì sẽ đánh giá Shakespeare cao hơn, nhưng khi đọc lại các tác phẩm của vị thi sĩ kia lần thứ n ở tuổi 75, ông quyết định viết những lời phê bình của mình ra giấy.

Mặc dù không phải là không có sai sót và thành kiến, nhưng bài tiểu luận năm 1906 là một cuộc tấn công mạnh mẽ vào di sản của Shakespeare và các thể chế đã giúp xây dựng nên nó. Đầu tiên, Tolstoy đặt câu hỏi về khả năng viết kịch của thi sĩ. Các nhân vật được đặt trong những hoàn cảnh khó tin như những vụ giết người trong kinh thánh và sự hoán đổi danh tính giống như phim sitcom khiến khán giả khó liên tưởng. Họ cũng thường hành động không tự nhiên, không tuân theo quy luật của tính cách nhưng theo sự phát triển cốt truyện. 

Thông thường đối với các nhà văn Nga thời đó, Tolstoy cố gắng tạo cho mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của mình một tiếng nói riêng biệt, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính hoặc tầng lớp của họ. Các công chúa nói năng một cách tế nhị và có vốn từ vựng phong phú, trong khi những người nông dân hay say xỉn lại thường lắp bắp và lầm bầm. Với Shakespeare, người luôn viết theo phong cách trữ tình, “lời nói của một nhân vật có thể được đặt vào miệng của một nhân vật khác, và do đặc điểm của lời nói sẽ không thể phân biệt được ai đang nói”.

 

Đức tin của thế giới vào Shakespeare

 

Tolstoy bắt đầu quan tâm đến Shakespeare không phải vì ông muốn hiểu sự không thích của chính mình đối với vị thi sĩ, mà vì ông ngạc nhiên và nghi ngờ về sự sẵn sàng ủng hộ Shakespeare của những người khác. Tolstoy viết: “Khi tôi cố gắng để những người tôn thờ Shakespeare giải thích về sự vĩ đại của ông ấy, họ đều có cùng một thái độ mà tôi đã thấy và thường thấy ở những người bảo vệ bất kỳ giáo điều nào, đó là bảo vệ không phải bằng lý trí mà là đức tin.”

Trong nửa sau của bài luận, Tolstoy suy đoán rằng Shakespeare đã hình thành một tôn giáo. Truy tìm lịch sử về các vở kịch của Shakespeare từ cuối thế kỷ 16, Tolstoy kết luận rằng nhà thơ người Đức Johann Wolfgang von Goethe đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng tầm tác phẩm của Shakespeare từ loại hình giải trí ngớ ngẩn của tầng lớp thấp thời đó, trở thành tác phẩm của thiên tài văn học giàu lay động lòng người mà chúng ta biết đến ngày nay. 

Tolstoy thích huyền thoại nguyên bản về Vua Lear hơn bản chuyển thể của Shakespeare. (Hình ảnh: Edwin Austin Abby / Wikipedia)

Vỡ mộng trước những vở kịch Pháp từng truyền cảm hứng cho họ, giới trí thức Đức chọn Shakespeare, người tập trung vào cảm xúc hơn là tư duy và tính sáng tạo, khiến ông trở thành nền tảng vững chắc cho trường phái lãng mạn. Đó là một điều mà Tolstoy, người tin rằng nghệ thuật không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn phục vụ mục đích xã hội, đã không đánh giá cao. Trên thực tế, ông cáo buộc họ đã “phát minh ra các lý thuyết thẩm mỹ” nhằm cố gắng hiện thực hóa quan điểm của mình.

Mặc dù suy nghĩ của Tolstoy rõ ràng được định hình bởi những thành kiến ​​của chính ông, thậm chí còn được gọi là thuyết âm mưu, nhưng sự thật là thế giới học thuật có xu hướng nhảy từ xu hướng này sang xu hướng khác và sự thay đổi đó không phải lúc nào cũng là để theo đuổi kiến thức. 

 

Phản ứng của George Orwell với Tolstoy

 

Shakespeare đã không thể đáp lại những lời phê bình ấy vì vị thi sĩ qua đời từ vài thế kỷ trước khi Tolstoy ra đời. May mắn thay, người đồng hương của ông - nhà văn người Anh George Orwell đã lên tiếng bảo vệ ông. Nhà văn này đã gửi cho Tolstoy một câu trả lời về lý do tại sao chúng ta nên đọc Shakespeare. Tuy nhiên, trước khi làm như vậy, Orwell đã chỉ ra những lỗ hổng trong lý luận của Tolstoy, bắt đầu với quan điểm cho rằng việc quyết định xem một nghệ sĩ giỏi hay dở là điều không thể.

Đó là một lập luận mà chúng ta đã nghe đi nghe lại nhiều lần, nhưng vẫn đáng được nghe lại dù vì kết luận đặc biệt phù hợp của nó. Cũng như khi những ý tưởng của Tolstoy về nghệ thuật khác biệt, nếu không muốn nói là hoàn toàn trái ngược, với những ý tưởng của những nhà lãng mạn Đức mà ông lên án thì ý tưởng của các nhà văn tiếp bước ông cũng vậy. Orwell viết trong bài tiểu luận “Lear, Tolstoy and the Fool” (1947): “Cuối cùng, không có bài kiểm tra giá trị văn học nào ngoại trừ sự sống còn, bản thân nó là một chỉ số cho ý kiến ​​​​của đa số.”

Orwell nghĩ thật không công bằng khi Tolstoy hạ thấp những người đồng hương của ông, cái tài của Shakespeare bị đánh giá thấp vì quan niệm về văn học - rằng nó phải “chân thành” và cố gắng làm điều gì đó “quan trọng đối với nhân loại” - của người đánh giá cũng mơ hồ không kém. Orwell cũng đặt vấn đề với những tóm tắt mà Tolstoy đưa ra về các vở kịch của Shakespeare, đặc biệt là khi văn hào người Nga diễn giải bài phát biểu chân thành mà Vua Lear đưa ra sau khi Cordelia qua đời rằng: “Lại là những lời huyên thuyên khủng khiếp của Lear, lúc đó người ta cảm thấy xấu hổ, giống như những trò đùa nhạt nhẽo.”

Orwell nghĩ điều tệ nhất chính là Tolstoy đã đánh giá dựa trên những nguyên tắc của một nhà văn văn xuôi, trong khi đó Shakespeare lại là một nhà thơ. Orwell xét rằng hầu hết mọi người đánh giá cao Shakespeare không phải vì cốt truyện hay hay tính cách nhân vật, mà vì cách sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời được thể hiện qua những bài phát biểu đầy quyền lực của Julius Caesar, cách chơi chữ thông minh trong “Gentlemen of Verona” và những ẩn dụ trong mối tình của Romeo và Juliet.

 

Ông già gắt gỏng và cậu bé hồn nhiên

 

Cuối cùng, Orwell thích hình dung Shakespeare là một đứa trẻ vui vẻ chơi đùa và Tolstoy là một ông già gắt gỏng ngồi trong góc phòng rồi hét lên: “Sao bây cứ nhảy choi choi lên thế? Không thể ngồi yên như ông đây được sao?” Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng những ai đã nghiên cứu cuộc đời của Tolstoy - và quen với sự bốc đồng và tính cách nghiêm túc của ông - sẽ thấy những nhà phê bình khác cũng đã đưa ra những nhận định tương tự.

Mặc dù tất cả các nhân vật của Shakespeare có thể có tiếng nói hoa mỹ theo cách điển hình của ông, nhưng mỗi mỗi vở kịch vẫn mang lại cảm giác độc đáo và hoàn toàn khác biệt. Trong bài tiểu luận “The Fox and the Hedgehog”, nhà triết học người Anh gốc Đức Isaiah Berlin đã so sánh sự tò mò trẻ thơ khi Shakespeare nhảy từ thể loại này sang thể loại khác. với sự kiên định khi khám phá thế giới trong tiểu thuyết của Tolstoy.

Tương tự như vậy, nhà viết kịch Bolshevik Anatoly Lunacharsky từng gọi Shakespeare là “đa âm đến mức cực đoan”, ám chỉ một thuật ngữ do Mikhail Bakhtin cùng thời với ông phát minh ra. Tương tự như vậy, nhà viết kịch Bolshevik Anatoly Lunacharsky từng gọi Shakespeare là “đa âm đến mức cực đoan”, ám chỉ một thuật ngữ do Mikhail Bakhtin cùng thời với ông phát minh ra. Nói một cách đơn giản, Lunacharsky đã rất ngạc nhiên trước khả năng của Shakespeare trong việc tạo ra những nhân vật dường như có cuộc sống riêng, tồn tại độc lập với người tạo ra chúng. Điều này hoàn toàn trái ngược với Tolstoy, người coi mọi nhân vật như một phần mở rộng hoặc phản ánh bản thân và sử dụng nhân vật làm cơ sở ngôn luận cho niềm tin của chính mình.

Sự trái ngược giữa Leo Tolstoy và William Shakespeare không chỉ dừng lại ở sở thích; đó là sự xung đột giữa hai cách nhìn khác nhau về cuộc sống và nghệ thuật. Đây là điều Orwell tập trung phân tích. Tuy nhiên, có lẽ đóng góp lớn nhất của ông là chỉ ra những điểm tương đồng giữa Tolstoy và tác phẩm của Shakespeare mà ông ghét nhất: Vua Lear. Cả hai ông già đều từ bỏ tước vị, tài sản và các thành viên trong gia đình vì nghĩ rằng điều đó sẽ khiến họ hạnh phúc. Cuối cùng, họ lại lang thang khắp vùng nông thôn như những kẻ điên.

- Theo Big Think 

 

Tags: