Để áp dụng các nguyên tắc Tư duy Đột phá, điều đầu tiên bạn cần nhớ là xem xét tổng thể khi giải quyết vấn đề. Tổng thể vấn đề bao giờ cũng quan trọng hơn tổng số các phần tử nhỏ của nó. Vì thế, áp dụng một nguyên tắc vào một thời điểm nào đó hoặc áp dụng nguyên tắc này sau nguyên tắc khác theo một trật tự định trước không phải là cách tốt nhất để giải quyết triệt để vấn đề.
Chẳng hạn như xu hướng hiện nay trong y học tổng hợp là tập trung vào toàn bộ các tác động qua lại giữa hoạt động tinh thần và thể chất thay vì tập trung vào từng bộ phận riêng biệt như trong quan niệm y học trước đây. Trong Tư duy Đột phá, quá trình tổng thể sẽ thiết lập mối quan hệ biện chứng giữa các nguyên tắc, các quy trình và bản thân bạn. Nếu sự tiến triển ngược chiều xảy ra trong quá trình tổng thể, cảm nhận bản năng sẽ cho bạn biết cần phải làm gì.
Phương pháp tổng hợp được cho là rất hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu suốt 25 năm ròng về sinh viên của mình tại Học viện Kỹ thuật Công nghệ Massachusetts, giáo sư tâm thần học Benson Snyder cho rằng có hai kiểu tư duy riêng biệt: đó là “tư duy con số” (Kiểu 1 - Numeracy) và “tư duy chữ viết” (Kiểu 2 - Literacy). Ngoài ra ông còn phát hiện ra rằng sức sáng tạo cá nhân và sáng tạo chuyên nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với việc sử dụng cả hai kiểu tư duy đó.
Snyder cho rằng chỉ tư duy theo kiểu thứ nhất thì vẫn chưa đủ để giải quyết sự phức tạp và khó hiểu của con người. Ông nhận thấy Albert Einstein rất thích nhấn mạnh mối quan hệ vi mô - vĩ mô này trong tư duy hiệu quả với lời nhận xét của Sir George Pickering khi Einstein viết nó lên bảng trong văn phòng của mình tại Viện Nghiên cứu Phát triển của Đại học Princeton: “Không phải mọi thứ có giá trị đều đếm được, và không phải mọi thứ đếm được đều có giá trị”.
Nhà tâm lý giáo dục của Đại học Stanford, James G. Greeno tìm hiểu thuyết tương đối của Einstein đã mang lại những gì cho ngành vật lý. Greeno khẳng định kiến thức và tư duy cũng có mối liên hệ, lệ thuộc vào khung tham chiếu của mỗi người. Vì thế, nhận thức phụ thuộc theo tình huống, còn học hỏi là một chức năng của nhận thức xã hội và nhận thức cá nhân của người tư duy. Khả năng nhận thức đó đòi hỏi một ngữ cảnh mà trẻ em (hay những người lớn đang học cách “tư duy lại”) được tự do bổ sung và tái sắp xếp kiến thức và sự hiểu biết của mình thay vì chỉ đơn thuần áp dụng và tiếp thu các cấu trúc và quy trình nhận thức đang tồn tại.
Greeno khẳng định sự sáng tạo xảy ra một cách tự nhiên khi hoàn cảnh của một người thay đổi. Môi trường thay đổi sẽ dẫn đến sự sắp xếp lại cấu trúc nhận thức. Ông cho rằng sáng tạo là sự tái sắp xếp mối liên hệ của một người với tình huống cụ thể của mình hơn là những gì diễn ra trong đầu của họ. Tình huống trong đó các mối liên hệ của một người được sắp xếp lại có thể là về mặt vật chất, xã hội hay là ý niệm.
Chương này trình bày sự kết hợp của 7 Nguyên tắc Tư duy Đột phá để bạn có thể vận dụng khi giải quyết vấn đề của mình.
Những người làm việc hiệu quả mà chúng tôi có dịp tiếp xúc qua các cuộc nghiên cứu đều biết cách phát triển tư duy của họ trước khi hòa nhập các câu trả lời họ nhận được; họ cũng hiểu rõ tư duy hội tụ và tư duy phân kỳ trong quá trình tìm kiếm giải pháp; họ biết cách áp dụng “thuật tin tưởng” hầu như mọi lúc và khi nào nên áp dụng thuật nghi ngờ. Cùng với những nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa tư duy hiệu quả và tư duy truyền thống, việc xem xét các Nguyên tắc Tư duy Đột phá sẽ cho thấy chúng giúp định hình quy trình giải quyết vấn đề như thế nào.
Nền tảng thành công của bạn chính là Nguyên tắc về Sự Khác nhau Độc đáo (The Uniqueness Principle) – đó là một nhận thức liên tục rằng mỗi và mọi vấn đề đều khác nhau một cách độc đáo ngay từ thời điểm bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề. Mỗi bộ phận của dự án là độc nhất. Mỗi hoạt động là độc nhất. Mỗi vấn đề đòi hỏi một giải pháp độc đáo nhất. Vì thế, các giải pháp “sao chép” hầu như sẽ thất bại mọi lúc mọi nơi khi được áp dụng.
Áp dụng giải pháp sao chép có thể tốn chi phí gấp 2-3 lần so với việc đi tìm giải pháp độc nhất cho vấn đề hiện tại của bạn. Nếu mỗi vấn đề không được xem là một thực thể duy nhất ngay từ đầu thì chắc chắn thời gian và tiền bạc sẽ bị lãng phí và sự hiệu quả cũng không đạt được.
Ngay cả giải pháp đã được bạn áp dụng thành công trước đó cũng không chắc chắn là sẽ phù hợp cho vấn đề mới. Nếu đặc điểm vấn đề không có gì khác nhau, thì con người liên quan và thời điểm của vấn đề là khác nhau. Tìm hướng giải quyết mới đòi hỏi bạn phải mở rộng những cơ hội, mà chỉ có thể được nhận thấy khi xem xét sự khác biệt độc nhất của những con người có liên quan và thời gian. Khi đó, bạn sẽ không còn đưa ra những quan điểm theo tiền lệ và những nhận định sai lầm.
Hơn nữa, mỗi bước trong dự án, mỗi hoạt động bạn tham gia, mỗi cuộc thảo luận, mỗi cuộc họp bạn tham dự cũng cần được xem là duy nhất. Điều này có nghĩa là các nguyên tắc và quy trình Tư duy Đột phá có thể được áp dụng ở mọi thời điểm.
Tư duy Đột phá là một quy trình linh hoạt và có tổ chức, chứ không phải là thời khắc khám phá bất ngờ và ngẫu nhiên. Mặc dù Tư duy Đột phá khơi nguồn và đôi khi làm “lóe sáng” một sự thấu hiểu sâu sắc, nhưng chính quy trình Tư duy Đột phá sẽ hướng dẫn cách áp dụng phối hợp 7 nguyên tắc cụ thể này.
Mặc dù bất kỳ nguyên tắc nào trong 7 nguyên tắc cũng có thể được áp dụng vào một thời điểm nào đó trong quá trình giải quyết một vấn đề cụ thể, bạn cần sẵn sàng với 7 nguyên tắc để có thể áp dụng trong mọi lúc.
Bạn sẽ thấy Nguyên tắc Triển khai Mục đích (The Purposes Principle) được áp dụng một cách đặc biệt nhất.
Tại mỗi bước đi trên con đường tìm kiếm giải pháp, bạn hãy tự hỏi: Mục đích của việc xử lý vấn đề này là gì? Chúng ta muốn đạt được điều gì từ những thông tin này? Chúng ta đang làm gì với ma trận hệ thống? Những người này có những vai trò, sứ mệnh gì trong nhóm chuyên trách?
Vấn đề của bạn sẽ được giải quyết bằng những quyết định nhỏ để cấu thành nên quy trình tư duy tổng thể. Giống như một bộ phận nhỏ nhất của một cái máy phải được thiết kế để vận hành động cơ lớn hơn mà nó phục vụ, mỗi quyết định bạn đưa ra trong quá trình giải quyết vấn đề phải dựa trên cơ sở rõ ràng: những mục đích giải quyết vấn đề được mở rộng.
Quan trọng tương đương là Nguyên tắc Giải pháp Tiếp theo (The Solution-After-Next Principle). Định sẵn trong đầu giải pháp mục tiêu trong tương lai sẽ giúp bạn hướng đến những giải pháp ”bước đệm” và “tiếp sức” cho những giải pháp đó bằng những mục đích lớn hơn.
Hãy khơi nguồn sáng tạo của bạn bằng cách lựa chọn một số phương án có thể lựa chọn và duy trì chúng càng lâu càng tốt. Bạn phải đặt ra áp lực tìm kiếm những ý tưởng mới và không được hài lòng ngay với giải pháp đầu tiên.
Theo Nguyên tắc Thiết lập Hệ thống (The Systems Principle), 7/8 mọi sự vật, hiện tượng là ẩn tàng, là “chìm bên trong”. Vấn đề không cần phải thật rộng lớn mới được xem là vượt quá khả năng giải quyết của bạn. Chỉ một phần tử nhỏ trong hệ thống gồm những vụ việc hoặc thách thức liên quan cũng có thể tác động đến bạn. Bạn phải thường xuyên nhận thức tình huống ở phạm vi lớn hơn hoặc nhận thức đó chỉ là giải pháp phiến diện hoặc tức thời.
Tuy nhiên giữa việc nhận thức mối tương quan phức tạp và bị quá tải bởi thông tin ngay từ đầu của những vấn đề là có sự khác biệt. Ma trận Hệ thống sẽ thiết lập lại trật tự sử dụng thông tin vốn được xem là “đầm lầy” chứa quá nhiều thông tin chi tiết.
Không có tiêu chí để giới hạn việc điều tra, khảo sát, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nạn nhân của tình trạng quá tải thông tin. Thu thập thông tin quá nhiều có thể giúp bạn trở thành chuyên gia “biết tất” trong một lĩnh vực nào đó, nhưng biết quá nhiều đôi khi lại kìm hãm sự khám phá những phương án tuyệt vời khác. Đó là nội dung Nguyên tắc Thu thập Thông tin có Giới hạn (The Limited Information Collection Principle). Thông tin liên quan thật ra là những dữ liệu gắn liền với giải pháp theo một mục đích đúng đắn chứ không phải là những dữ liệu gắn liền với vấn đề. Xem xét mục đích thu thập thông tin góp phần biến vấn đề thành cơ hội để đạt được những thay đổi quan trọng.
Theo Nguyên tắc Lôi kéo Người khác Tham gia (The People Design Principle), những người thực hiện và áp dụng giải pháp cần được tham gia liên tục và chặt chẽ vào quá trình phát triển giải pháp. Nếu họ không tham gia vào việc phát triển giải pháp thì họ sẽ không dễ dàng đón nhận những thay đổi được đưa ra để giải quyết vấn đề. Tư duy Đột phá tạo một môi trường tích cực để lôi kéo sự tham gia cộng tác của họ. Mọi người sẽ cùng xác định và triển khai mục đích, tìm kiếm những hệ thống lý tưởng và giải pháp chiến lược; định nghĩa lại khái niệm “các hệ thống” để đảm bảo mối tương quan hiệu quả. Hầu hết mọi người đều không muốn thu nhập thông tin để biết rằng vấn đề đó tồi tệ đến mức nào.
Vì thiết kế giải pháp cho người khác sử dụng nên bạn cần nêu rõ các chi tiết quan trọng vào giải pháp và tạo mọi điều kiện áp dụng linh hoạt cho những người thực hiện giải pháp.
Nguyên tắc Cải tiến Liên tục (The Betterment Timeline Principle) nhắc chúng ta không chỉ “sửa chữa trước khi hỏng” mà còn phải biết khi nào cần cải tiến và nâng cấp. Cũng như vạn vật trong vũ trụ này, con người, và các giải pháp do con người đề ra, đều có khuynh hướng hỗn loạn. Mọi thứ cuối cùng đều sẽ tan biến đi (về hình dạng). Cách duy nhất để bảo toàn khả năng tồn tại lâu dài của giải pháp là xây dựng và kiểm soát một chương trình thay đổi liên tục. Trên thực tế, thay vì chỉ đơn giản đi tìm giải pháp, Tư duy Đột phá còn tìm kiếm những thay đổi chứa đựng những hạt mầm cho những thay đổi khác trong tương lai.
7 Nguyên tắc Tư duy Đột phá giờ đây có thể gắn kết lại với nhau thành một hệ gồm những bước then chốt về các vấn đề, cơ hội, nhiệm vụ, bộ phận, hoặc các giai đoạn của dự án, yêu cầu nguồn lực, lên kế hoạch nhiệm vụ, phác thảo yêu cầu, mối tương quan với những người khác, và các “tiêu chuẩn” hoặc hành động có tính lặp đi lại lại.
Theo Nguyên tắc Thiết lập Hệ thống (The Systems Principle), 7/8 mọi sự vật, hiện tượng là ẩn tàng, là “chìm bên trong”. Vấn đề không cần phải thật rộng lớn mới được xem là vượt quá khả năng giải quyết của bạn. Chỉ một phần tử nhỏ trong hệ thống gồm những vụ việc hoặc thách thức liên quan cũng có thể tác động đến bạn. Bạn phải thường xuyên nhận thức tình huống ở phạm vi lớn hơn hoặc nhận thức đó chỉ là giải pháp phiến diện hoặc tức thời.
Tuy nhiên giữa việc nhận thức mối tương quan phức tạp và bị quá tải bởi thông tin ngay từ đầu của những vấn đề là có sự khác biệt. Ma trận Hệ thống sẽ thiết lập lại trật tự sử dụng thông tin vốn được xem là “đầm lầy” chứa quá nhiều thông tin chi tiết.
Không có tiêu chí để giới hạn việc điều tra, khảo sát, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nạn nhân của tình trạng quá tải thông tin. Thu thập thông tin quá nhiều có thể giúp bạn trở thành chuyên gia “biết tất” trong một lĩnh vực nào đó, nhưng biết quá nhiều đôi khi lại kìm hãm sự khám phá những phương án tuyệt vời khác. Đó là nội dung Nguyên tắc Thu thập Thông tin có Giới hạn (The Limited Information Collection Principle). Thông tin liên quan thật ra là những dữ liệu gắn liền với giải pháp theo một mục đích đúng đắn chứ không phải là những dữ liệu gắn liền với vấn đề. Xem xét mục đích thu thập thông tin góp phần biến vấn đề thành cơ hội để đạt được những thay đổi quan trọng.
Theo Nguyên tắc Lôi kéo Người khác Tham gia (The People Design Principle), những người thực hiện và áp dụng giải pháp cần được tham gia liên tục và chặt chẽ vào quá trình phát triển giải pháp. Nếu họ không tham gia vào việc phát triển giải pháp thì họ sẽ không dễ dàng đón nhận những thay đổi được đưa ra để giải quyết vấn đề. Tư duy Đột phá tạo một môi trường tích cực để lôi kéo sự tham gia cộng tác của họ. Mọi người sẽ cùng xác định và triển khai mục đích, tìm kiếm những hệ thống lý tưởng và giải pháp chiến lược; định nghĩa lại khái niệm “các hệ thống” để đảm bảo mối tương quan hiệu quả. Hầu hết mọi người đều không muốn thu nhập thông tin để biết rằng vấn đề đó tồi tệ đến mức nào.
Vì thiết kế giải pháp cho người khác sử dụng nên bạn cần nêu rõ các chi tiết quan trọng vào giải pháp và tạo mọi điều kiện áp dụng linh hoạt cho những người thực hiện giải pháp.
Nguyên tắc Cải tiến Liên tục (The Betterment Timeline Principle) nhắc chúng ta không chỉ “sửa chữa trước khi hỏng” mà còn phải biết khi nào cần cải tiến và nâng cấp. Cũng như vạn vật trong vũ trụ này, con người, và các giải pháp do con người đề ra, đều có khuynh hướng hỗn loạn. Mọi thứ cuối cùng đều sẽ tan biến đi (về hình dạng). Cách duy nhất để bảo toàn khả năng tồn tại lâu dài của giải pháp là xây dựng và kiểm soát một chương trình thay đổi liên tục. Trên thực tế, thay vì chỉ đơn giản đi tìm giải pháp, Tư duy Đột phá còn tìm kiếm những thay đổi chứa đựng những hạt mầm cho những thay đổi khác trong tương lai.
7 Nguyên tắc Tư duy Đột phá giờ đây có thể gắn kết lại với nhau thành một hệ gồm những bước then chốt về các vấn đề, cơ hội, nhiệm vụ, bộ phận, hoặc các giai đoạn của dự án, yêu cầu nguồn lực, lên kế hoạch nhiệm vụ, phác thảo yêu cầu, mối tương quan với những người khác, và các “tiêu chuẩn” hoặc hành động có tính lặp đi lại lại.