Nỗi sợ chết của bạn có thể làm IS thịnh, suy và thay đổi kết quả bầu cử tổng thống!
Nỗi sợ chết của bạn có thể làm IS thịnh, suy và thay đổi kết quả bầu cử tổng thống!
Cái chết có quyền uy hơn bạn nghĩ rất nhiều, tin hay không tùy bạn!

Một chuỗi các vụ tấn công khủng bố trên khắp thế giới đã làm rung chuyển căn cơ của cả những quốc gia quyền lực nhất. Kết quả của những vụ khủng bố cộng thêm với nỗi sợ hãi vì các chính trị gia khai thác tin tức này đã khiến cho nhiều người cảm thấy mối đe dọa đang hiện hữu ngày càng gần họ hơn.

Càng tệ hơn là một lý luận có ảnh hưởng sâu rộng và đã được thực nghiệm kiểm chứng mà những nhà tâm lí học xã hội đưa ra tiên đoán rằng: Chỉ cần mối đe dọa này hiện lên lù lù thì thế giới sẽ còn bị chia cắt và thù địch hơn nữa.

Thuyết quản lý nỗi sợ hãi giải thích cách thức và lí do những sự kiện này làm nảy sinh các suy nghĩ về cái chết khiến mọi người càng khăng khăng giữ lấy quan điểm về văn hóa của mình, ủng hộ những người đến từ cùng một quốc gia, cùng một dân tộc và cùng chung quan điểm chính trị, và tức giận phản đối những người khác họ.

Hậu quả là số vụ khủng bố đẫm máu tăng lên nhanh chóng trên toàn thế giới tạo ra một bầu không khí chung làm nền cho các phong trào cánh hữu ủng hộ những định kiến, tư tưởng độc tôn và thái độ thù địch đối với những người phe đối lập.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu, vụ Brexit của nước Anh và Donald Trump trở thành tân tổng thống Mỹ chỉ là một vài ví dụ của thuyết quản lí nỗi sợ - học thuyết được các nhà tâm lí học xã hội đưa ra những năm 1980, bắt nguồn từ tác phẩm viết về triết học và tâm lí học, The Denial of Death đạt giải Pulizer của tác giả Ernest Becker.

Tư tưởng chính của Becker là đa số các hành động của con người bị thúc đẩy bởi nỗi sợ chết.

Không như những loài động vật khác không có khả năng nhận thức cao và biết suy ngẫm, con người nhận ra cái chết là không thể tránh được. Mâu thuẫn giữa hiện thực và khát khao bản năng được sống này tạo ra những xung đột nhận thức làm ta rất sợ hãi và lo lắng.

Theo Becker, con người dùng văn hóa làm cái nôi nuôi dưỡng nỗi sợ. Bằng cách nuôi dưỡng quan niệm văn hóa cho rằng cuộc sống có ý nghĩa và giá trị riêng, một người có thể quản lí nỗi sợ thuộc thức đang âm ỉ dưới bề mặt yên ắng.

Trong khi tôn giáo mở ra một con đường dẫn đến sự bất tử dựa trên niềm tin vào thế giới bên kia, các quan niệm văn hóa phi tôn giáo - ví dụ như tư tưởng chính trị và bản sắc dân tộc - xây dựng con đường dẫn đến sự bất tử mang tính biểu tượng. Thuật ngữ này ám chỉ rằng bạn trở thành một phần của một cái gì đó lớn lao hơn, tồn tại lâu dài hơn mỗi cá nhân, ví dụ như một quốc gia giàu mạnh hay một phong trào với một tập hợp các bản sắc và tôn chỉ. Con người nỗ lực rất nhiều để thực hiện những hành động khiến một cá nhân được những nhóm người hay cả xã hội ghi nhớ sau khi qua đời.

Đương nhiên, bất chấp việc một thuyết có vẻ logic và đáng tin như thế nào thì nó cũng chỉ là suy đoán nếu nó không đưa ra những dự đoán có thể được chứng thực hay bị bác bỏ bởi thí nghiệm và đo lường.

Yếu tố ấn tượng nhất về thuyết quản lí nỗi sợ hãi là những thành công to lớn nó đã gặt hái được trong phòng thí nghiệm. Hàng trăm thí nghiệm đã củng cố thêm cho thuyết này bằng cách khẳng định giả thuyết về sự chết chóc. Theo như học thuyết này, nếu chúng ta thực sự tiếp thụ những quan điểm văn hóa giúp kiềm chế nỗi sợ chết, vậy thì tín hiệu nhắc nhở về cái chết sẽ tạo ra những hành động củng cố thêm sức mạnh lòng tin.

Đặc biệt, khi nhớ về cái chết, con người sẽ được truyền động lực để cống hiến nhiều hơn cho những hội nhóm mà họ đang tham gia và ngược lại, hành động thô bạo hơn với những người có quan niệm khác, có bản sắc dân tộc và quốc tịch khác.

Một thí nghiệm đặc biệt đã sử dụng nước sốt cay để tìm hiểu về hiện tượng này. Các sinh viên được chia thành hai nhóm và được yêu cầu viết một bài luận về cái chết của mình hoặc người khác. Sau đó, họ được gặp những người phản đối hoặc ủng hộ quan điểm chính trị của họ và được yêu cầu định ra lượng sốt cay mà người kia nên ăn.

Những tình nguyện viên viết về cái chết quyết định cho những người không cùng quan điểm với họ một lượng lớn sốt cay, trong khi những người bị kiểm soát thì không làm vậy, đúng theo thuyết quản lí sợ hãi và thuyết về cái chết.

Một nghiên cứu khác về sự công kích được thực hiện với cả sinh viên Iran và Mỹ cho thấy những kết quả đáng ngạc nhiên. Một nhóm sinh viên được yêu cầu ghi lại, càng cụ thể càng tốt những gì họ nghĩ sẽ xảy ra với mình khi họ chết và mô tả cảm xúc dao động lên xuống. Những người trong điều kiện bị kiểm soát cũng được hỏi những câu dạng như thế nhưng liên quan đến sự đau răng.

Kết quả cho thấy nhóm sinh viên Iran được hỏi về cái chết có xu hướng ủng hộ các vụ tấn công liều chết nhằm vào nước Mỹ, hơn là các sinh viên Mỹ, trong khi những sinh viên bị kiểm soát thì có kết quả ngược lại.

Tương tự, bị nhắc nhở về cái chết khiến cho sinh viên Mỹ - vốn được đánh giá là bảo thủ về chính trị - ủng hộ các vụ tấn công vũ trang hạng nặng có thể sát hại hàng ngàn dân thường nhằm vào các quốc gia khác.

Từ những kết quả này, chúng ta dễ dàng thấy các quốc gia bị tấn công nhanh chóng bị chia tách và càng thù địch các quốc gia đối địch.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy sự tử vong có thể phóng đại chủ nghĩa quốc gia và gia tăng định kiến về những nhóm tư tưởng khác. Các bằng chứng cho thấy rằng tác động của cái chết thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc bầu cử, ép cử tri ủng hộ ứng viên cánh hữu.

Năm tuần trước khi người dân Mỹ bầu cử tổng thống năm 2004, các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu, đối tượng là cử tri New Jersey. Họ muốn xem cái chết ảnh hưởng quá trình bầu cử trực tiếp như thế nào. Những người tham gia cũng được hỏi y các sinh viên Iran trong thí nghiệm ở trên, trong khi một nhóm khác được hỏi về việc xem tivi. Những gì họ phát hiện thật bất ngờ. Những cử tri có xu hướng nghĩ về cái chết nói rằng họ định vote cho George Bush, ứng cử viên của đảng bảo thủ, tỉ lệ là 3:1, những người được hỏi về tivi thì ủng hộ mạnh mẽ đối thủ John Kerry. Những bằng chứng này giải thích tại sao sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Bush từ người có số lượng phiếu bầu thấp nhất bỗng trở nên cực kì nổi tiếng cả với Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân chủ.

Điều đó có ý nghĩa gì đối với thế giới ngày nay? Nếu như các vụ khủng bố qui mô lớn tiếp diễn, thuyết quản lí sự sợ hãi cho thấy rằng xã hội sẽ càng trở nên hỗn loạn và phân hóa hơn. Sự công kích càng ngày càng cao hướng về những người không cùng tư tưởng tạo ra xu hướng ủng hộ chiến tranh thay vì hòa bình. Chủ nghĩa bảo thủ sẽ càng ngày càng đi lên cùng với những định kiến và tư tưởng tiêu cực. Nhà nước IS sẽ càng phát triển nếu khủng bố xảy ra thường xuyên hơn. Căng thẳng giữa các quốc gia, dân tộc và phe phái chính trị sẽ dẫn đến mâu thuẫn nhiều hơn.

Nhưng chúng ta cần giữ dược sự lạc quan giữa thời đại này. Chỉ có nhận thức về sự kích động và hiệu ứng phân hóa mà cái chết tạo ra và nhận thức được mối đe dọa đang tồn tại đè lên chúng ta, ta mới có thể từng bước đánh bại chúng. Sau mỗi vụ khủng bố, chúng ta cần chủ động ngồi lại đoàn kết cùng nhau

Chúng ta cần xây cầu nối giữa các cộng đồng và bác bỏ những ý kiến như cấm dân nhập cư. Và chúng ta cần tỉnh táo nhận thức cách các chính trị gia sử dụng nỗi sợ và truyền thông để lôi kéo cử tri. Những nỗ lực này, cùng với một cái đầu tỉnh và lạnh có thể giúp quản lí nỗi sợ chết chóc và duy trì lãnh thổ, hợp tác và hòa bình.

Trạm Đọc

Theo Aeon

Tags: