Nghệ thuật của
Nghệ thuật của "không làm gì": Tinh túy của Triết học Trung Hoa cổ đại
Trong trường hợp chúng ta chưa biết phải làm thế nào khi đứng trước một sự việc, theo Lão Tử thì tốt nhất là không nên làm gì cả.
Khi chứng kiến cảnh con hổ vồ con hươu để ăn thịt, nếu chúng ta bắn chết con hổ để cứu con hươu thì chúng ta đã có thể giết hại cả đàn hổ con đang ở nhà chờ miếng ăn của hổ mẹ. Nếu chúng ta giúp con hổ bắt con hươu dễ dàng hơn thì lại có lỗi với con hươu. Nếu chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên thì là phải đạo nhất.

 

Vô vi trong tiếng Trung có nghĩa là làm như không làm hay “ không làm gì cả” (vô là không, vi là hành động). Nghe có vẻ giống lời mời gọi dễ chịu để thư giãn, nghỉ ngơi hoặc sự lười biếng, lãnh đạm. Tuy nhiên nó lại là chiếc chìa khóa quý giá mở ra cho ta cách hành xử theo triết học của Đạo giáo, và cũng là cốt lõi của những lí luận được chỉ ra trong đó. Cuốn sách chính thống về Đạo, Đạo Đức Kinh viết rằng “Đạo là không làm gì nhưng cũng không gì không làm được.” Đó là nghịch lý trong thuyết vô vi. Nó không có nghĩa là không hành động mà là làm như không làm gì. Vô vi nghĩa là bình tâm khi kể cả trong những lúc muốn phát điên lên lên, để có thể làm việc hiệu quả hết sức có thể. Vô vi chính là khi con người làm mọi thứ ở trạng thái tập trung và tự nhiên nhất.

 

Vô vi

 

Thuyết vô vi liên kết mật thiết với sự tôn kính Đạo giáo dành cho thế giới tự nhiên, vì nó thúc đẩy chúng ta hành động một cách tự nhiên và tự phát giống như quy luật của tạo hóa, và đảm bảo rằng ta không đi ngược với dòng chảy cuộc đời. Chúng ta được ví như những cây tre uốn cong theo chiều gió hay như một loài cây thích nghi với hình hài của nó. Thuyết vô vi bao gồm việc buông bỏ lý tưởng phải tác động thô bạo đến thế giới, Thay vào đó, nó giúp ta trả lời đâu là trọng tâm của vấn đề mà ta chỉ có thể nhận ra khi đặt cái tôi ích kỉ sang một bên. Sự tự nhận thức - cái thống nhất giữa bản ngã và nơi nuôi dưỡng nó có nguồn năng lượng bị giữ lại bởi tư duy bảo thủ, cố chấp dần dần mất đi.

Nhưng vô vi không có nghĩa là ta không thể thay đổi hay tác động lên mọi vật. Đạo Đức Kinh chỉ ra rằng chúng ta hãy sống như nước, biết cách phục tùng, mềm dẻo và khi tấn công thì mạnh mẽ và cứng rắn đến mức không gì cản nổi. Với sự kiên trì, mềm mỏng, linh hoạt trong từng sự việc, khó khăn sẽ dần dần bị làm mòn và được giải quyết.

 

 

Quan niệm đạt được kết quả tốt nhất từ sự bị động khôn ngoan là cốt lõi trong quan điểm về chính trị, ngoại giao và kinh doanh của người Trung Hoa. Trong lí luận của Đạo giáo, ta luôn được nhắc rằng thay vì áp đặt kế hoạch hay khuôn mẫu lên một sự việc, ta nên để người khác hành động tùy thích, rồi sau đó nhẹ nhàng tự điều chỉnh bản thân khi đã nhìn thấy hướng đi của vấn đề.

Thời Đường, rất nhiều nhà thơ ví vô vi với khía cạnh có ích nhất của say rượu. Nó không phải chứng nghiện rượu mà người ta hay nói mà là việc thả trôi sự khắt khe cùng lo lắng vào men rượu có thể giúp ta làm một số việc tốt hơn. Một nhà thơ lấy cảm hứng từ thuyết vô vi để so sánh một người đàn ông say rượu ngã khỏi xe ngựa mà không bị thương giống như có một động lực tinh thần giúp bảo vệ họ khỏi tai nạn và rủi ro, trong khi những người có lý trí tự chủ hơn lại bị thương nếu ngã.

Từ thời nhà Đường, hội họa lấy thuyết vô vi làm cốt lõi để sáng tạo nghệ thuật. Thay vì cố gắng tái tạo chân thực lại tự nhiên, người nghệ sĩ nên tìm ra bản chất và thuận theo tự nhiên. Nhiệm vụ của họa sĩ không phải là bắt chước cái bề mặt hình thức bên ngoài của sự vật mà phải lột tả được khí chất của chúng: núi, chim muông, cây cối, sông bằng cảm nhận linh hồn bên trong và lột tả được chúng bằng ngòi bút trên trang giấy. 

 

 

Những nhà tư tưởng Đạo giáo không chỉ tôn kính những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh mà còn đề cao chính quá trình tạo ra nghệ thuật - và cho rằng không gian sáng tạo của họa gia là nơi ứng dụng triết học. Nhà thơ đời Đường, Fu Zai, miêu tả họa gia Trương Tảo trong cuộc sáng tạo nghệ thuật:

Ngay giữa căn phòng, họa gia hít một hơi thật sâu và cảm nhận nguồn cảm hứng bên trong bắt đầu phát tiết. Những người hiện diện trong phòng hoảng hốt như thể nhìn thấy một vệt chớp chạy ngang dải ngân hà hay một cơn lốc vừa quét qua bầu trời. Mực tóe ra khỏi ngòi bút như đang múa trên tay người nghệ sĩ. Tiếng vặn khớp tay như rạn nứt. Đột nhiên hình thù kì lạ hiện ra trên giấy. Những thân cây thông bị thương tổn, nước tràn ra từ dốc và vách đá và trên cao là những đám mây hỗn loạn. Họa gia đặt bút xuống, đứng dậy và nhìn xung quanh. Bức tranh như thể bầu trời được gột rửa sau cơn bão và lộ ra bản chất chân thật nhất của vạn vật.

Fu Zai nói thêm rằng những tác phẩm nghệ thuật của Trương Tảo (đáng tiếc rằng hầu như đã thất lạc) không chỉ để lại giá trị nghệ thuật mà còn chứa đựng những quan niệm Đạo giáo. Họa gia họ Vương thường liệng cây bút lông và dùng tay vẽ lên cuộn vải lụa, tạo ra những đường nét thanh thoát lột tả được phần hồn sống động của tạo hóa. Những vết mực kết hợp tài tình và chảy vào bức họa. Điều này được gọi là vô vi.

 

 

Bạn không thể chỉ dựa vào thuyết vô vi để sống, nhưng quan niệm của Đạo giáo lại chứa đựng những lí lẽ mà chắc chắn ta sẽ cần đến nhiều lần trong đời, đặc biệt khi đến bờ vực tự đánh mất bản thân mình bởi những định kiến bảo thủ nghiêm khắc hay những quan điểm không thể nào phù hợp với thế giới này

 

.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo The book of life