“Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16-19” là một công trình nghiên cứu đồ sộ, tâm huyết trong hơn 10 năm trời của giáo sư Trịnh Vĩnh Thường - chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quan hệ Trung-Việt, người Hồng Kông, góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa Cơ Đốc giáo và chính quyền phong kiến Việt Nam.
Cuốn sách tập trung vào các chính sách đối với Cơ Đốc giáo của các triều đại phong kiến Việt Nam trong suốt ba thế kỷ, bao gồm giai đoạn khoan dung, hợp tác và cả những lúc đàn áp khốc liệt.
Tác giả không chỉ mô tả những chính sách này mà còn lý giải chứng từ góc độ chính trị, văn hóa và xã hội, giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguyên nhân sâu xa đằng sau những phản ứng của triều đình.
Dựa trên nguồn tư liệu phong phú, từ những thư từ, ghi chép của các giáo sĩ, từ chính sử Đại Nam thực lục và cả những công trình nghiên cứu thời hiện đại, cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn diện về lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16-19.
Với quyển sách này, lịch sử 300 năm - từ khi đạo Thiên Chúa được truyền bá ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 16 cho đến cuối thế kỷ 19, khi vua Tự Đức nhà Nguyễn dỡ bỏ lệnh cấm đạo dưới sức ép mạnh mẽ của Pháp – lần đầu tiên ra mắt giới học thuật.
Bố cục cuốn sách
Tranh trên bìa là Lễ ký hòa ước Pháp - Việt ngày 25.8.1883.
Sách dành cho độc giả yêu thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam; độc giả thích tìm hiểu về Tôn giáo đặc biệt là Cơ Đốc giáo (Kitô giáo); người theo đạo Kitô.
Sách thuộc Tủ sách Lịch sử Việt Nam của Omega Plus.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Trịnh Vĩnh Thường (1952), tiến sĩ Sử học tại Sở Nghiên cứu Tân Á, Hồng Kông. Ông nguyên là giáo sư khoa Lịch sử trường Đại học Quốc lập Thành Công, Đài Loan. Là chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quan hệ Trung-Việt, lịch sử người Hoa ở Đông Nam Á và lịch sử giao thương hàng hải Đông Á.
Các tác phẩm tiêu biểu: